Chính phủ mới, chính sách mới ở Đan Mạch
Được biết, Chính phủ liên hiệp mới gồm Đảng Xã hội dân chủ, Đảng Xã hội tự do và Đảng Nhân dân xã hội. Ba đảng này không chiếm đa số trong nghị viện nhưng với sự hậu thuẫn của liên minh cánh tả, Chính phủ liên hiệp của bà Hen-lê Tho-ninh-Smít có được tất cả 92 trong tổng số 179 ghế ở quốc hội. Sự thay đổi chính phủ này là kết quả của cuộc bầu cử quốc hội ngày 15-9 vừa qua và chấm dứt 10 năm cầm quyền của phe cánh hữu bảo thủ và cực hữu ở Đan Mạch.
Theo danh sách được công bố, Chính phủ mới bao gồm 23 thành viên, trong đó 9 nữ bộ trưởng. Ông Bia-nơ Cô-ri-đôn (Bjarne Corydon), thuộc Đảng Xã hội dân chủ, vốn là cố vấn kinh tế của bà Hen-lê Tho-ninh-Smít được bầu làm Bộ trưởng Tài chính. Ông Vin-li Xô-e-vơ-đan (Villy Soevndal), Chủ tịch Đảng Nhân dân xã hội, đảm nhận cương vị Bộ trưởng Ngoại giao. Chủ tịch Đảng Xã hội tự do, bà Mác-gơ-rét Ve-xta-giơ (Margrethe Vestager), được bầu làm Bộ trưởng Kinh tế và Nội vụ.
Tân quan, tân chính sách - điều đó không những đã được tuyên cáo trong cuộc vận động tranh cử, mà còn được thể hiện rất cụ thể ngay trong chương trình của chính phủ mới được ba đảng nhất trí sau 17 ngày đàm phán thành lập Chính phủ liên hiệp. Trong thành phần nội các mới gồm 23 bộ trưởng, 11 vị trí được trao cho Đảng Xã hội dân chủ, các vị trí còn lại được chia đều cho Đảng Xã hội tự do và Đảng Nhân dân xã hội.
Theo chương trình này, Chính phủ mới ở Đan Mạch sẽ tiến hành một chương trình thúc đẩy đầu tư và kích cầu để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, nới lỏng chính sách đối với người nước ngoài, hủy bỏ các biện pháp kiểm tra và kiểm soát ở cửa khẩu biên giới với các nước thành viên EU là Thụy Điển và Đức, thành lập một ủy ban nghiên cứu đề xuất các biện pháp cải cách thuế theo hướng công bằng hơn về xã hội và giảm thuế thu nhập. Ngoài ra, Chính phủ mới của bà Hen-lê Tho-ninh-Smít sẽ nâng mục tiêu bảo vệ khí hậu trái đất và bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường sinh thái thành trọng tâm. Để biểu thị và khẳng định chủ trương này, các thành viên chính phủ mới đã sử dụng ô tô điện hoặc xe đạp để tới Lâu đài Amalienborg (hay còn gọi là cung điện mùa đông của hoàng gia), ở thủ đô Cô-pen-ha-gen (Copenhagen) để trình diện Nữ hoàng Ma-gơ-rét Đệ nhị hôm 3-10 vừa qua.
Việc lần đầu tiên trong lịch sử đất nước có nữ Thủ tướng với những định hướng chính sách mới được coi là dấu mốc lịch sử, mở ra một thời kỳ mới ở Đan Mạch./.
Sự vươn lên của Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Trung Đông  (05/10/2011)
Chiến lược phát triển nông nghiệp ASEAN sau khủng hoảng  (05/10/2011)
Thủ tướng bắt đầu chuyến thăm chính thức U-crai-na  (05/10/2011)
Chủ tịch nước tiếp cựu chiến binh làm kinh tế giỏi  (05/10/2011)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và dự thảo Luật Đo lường  (04/10/2011)
Chủ tịch nước làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh  (04/10/2011)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay