Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và dự thảo Luật Đo lường
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đơn vị thẩm tra dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), cho biết sau 12 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước đã bộc lộ một số bất cập như chưa quy định đầy đủ, toàn diện về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước; quản lý lưu vực sông; sử dụng nước tiết kiệm;… Ủy ban Kinh tế nhất trí với Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật tài nguyên nước (sửa đổi).
Ủy ban Kinh tế và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng Luật cần điều chỉnh về phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; điều chỉnh về nước biển ven bờ, bởi đây là vùng nước có liên quan chặt chẽ và có tác động đến nguồn nước trên đất liền, chịu ảnh hưởng từ hoạt động của con người.
Ủy ban Kinh tế cũng kiến nghị không đưa nước nóng, nước khoáng thiên nhiên vào Luật vì các loại nước này được coi là khoáng sản và được điều chỉnh bởi Luật Khoáng sản năm 2010.
Báo cáo thẩm tra đồng tình với quy định của dự thảo Luật khi thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước nhằm nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nước của tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, nguồn thu từ tiền cấp quyền khai thác nước phải được hạch toán vào ngân sách nhà nước và các khoản chi cho hoạt động tài nguyên nước phải dựa trên cơ sở dự toán đã được phê duyệt.
Về trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam đối với nguồn nước liên quốc gia, Ủy ban Kinh tế cho rằng Luật cần quy định Bộ Tài Nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình về các nguồn nước liên quan có ảnh hưởng đến Việt Nam để kịp thời báo cáo.
Về giải quyết tranh chấp tài nguyên nước, các ý kiến cho rằng nên phân loại các dạng tranh chấp về tài nguyên nước để quy định thẩm quyền giải quyết cho phù hợp.
Dự thảo Luật Đo lường: Bỏ quy định về thẩm quyền và mức xử phạt các hành vi vi phạm
Dự thảo Luật Đo lường dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, sẽ diễn ra trong tháng 10 này.
Sau khi tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ tại phiên họp tháng 8/2011, dự thảo Luật Đo lường đã được gửi xin ý kiến các đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Đến ngày 30/9/2011, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã nhận được 50 ý kiến góp ý vào dự Luật Đo lường.
Ủy ban cho biết, để phù hợp với điều kiện Việt Nam, Luật Đo lường nên tập trung chủ yếu vào điều chỉnh các hoạt động đo lường bắt buộc phải áp dụng (đo lường pháp định). Các hoạt động đo lường khoa học và đo lường công nghiệp cần được quy định cho phù hợp.
Về việc xử lý vi phạm pháp luật về đo lường, hiện đang có 2 loại ý kiến khác nhau. Đa số ý kiến (43/50) cho rằng mức xử phạt các hành vi gian lận còn quá nhẹ, đề nghị cần nâng cao hơn nữa. Có ý kiến đề nghị nâng mức xử phạt lên 20- 50 lần số tiền thu lợi bất chính, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở cố tình vi phạm pháp luật về đo lường, công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng…
Các ý kiến còn lại cho rằng việc quy định mức xử phạt, tính toán số tiền thu lợi bất chính từ gian lận đo lường cần phù hợp với các quy định hiện hành để đảm bảo tính thống nhất và khả thi của hệ thống pháp luật, hoặc để văn bản dưới luật hướng dẫn nhằm tránh chồng chéo, mâu thuẫn.
Ban soạn thảo đã bỏ quy định về thẩm quyền và mức xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về đo lường.
Một số vấn đề lớn khác cũng được các đại biểu đề cập đến như việc phân loại và sử dụng đơn vị đo; về phương tiện đo và phê duyệt mẫu, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường./.
Chủ tịch nước làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh  (04/10/2011)
Các đồng chí lãnh đạo cao cấp tiếp xúc cử tri tại các tỉnh  (04/10/2011)
Bế mạc Diễn đàn ASEM về tăng trưởng xanh  (04/10/2011)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay