Thủ tướng bắt đầu chuyến thăm chính thức U-crai-na
07:49, ngày 05-10-2011
Sáng 4/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã tới thủ đô Ki-ép (Kiev), bắt đầu chuyến thăm chính thức U-crai-na từ ngày 4-6/10 theo lời mời của Thủ tướng Mi-cô-la A-ra-dốp (Mykola Azarov).
Lễ đón chính thức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được tổ chức trọng thể tại Sân bay quốc tế Borispol ở thủ đô Ki-ép của U-crai-na.
Trong những năm qua, Việt Nam và U-crai-na luôn duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp. Tháng 3/2011, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Víc-to-rơ I-a-nu-cô-vích (Viktor Yanukovych), hai bên đã ký Tuyên bố chung về phát triển quan hệ hợp tác và đối tác toàn diện, thỏa thuận một số biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa 2 nước.
Kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam - U-crai-na năm 2010 đạt gần 260 triệu USD, 6 tháng đầu năm 2011 đạt khoảng 95 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang U-crai-na là gạo, chè, cà phê, cao su, thủy sản, hàng dệt may. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ U-crai-na là sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị, hóa chất.
Trong lĩnh vực đầu tư, U-crai-na hiện có 4 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 24 triệu USD và Việt Nam có 4 dự án đầu tư tại U-crai-na với tổng số vốn đầu tư là 27 triệu USD. Hiện 2 bên đã thỏa thuận hợp tác thực hiện các dự án năng lượng mới như thiết kế, xây mới và cải tạo các nhà máy nhiệt điện, thủy điện. Việt Nam và U-crai-na cũng luôn phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn và các tổ chức quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc.
Chuyến thăm chính thức U-crai-na của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm triển khai Thỏa thuận về phát triển quan hệ hợp tác và đối tác toàn diện giữa 2 nước; trao đổi phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo… giữa Việt Nam và U-crai-na.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm và cắt băng khánh thành Trung tâm thương mại Cầu Vồng, thăm Đại sứ quán Việt Nam tại U-crai-na và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán cùng cộng đồng người Việt Nam tại U-crai-na .
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương cán bộ, nhân viên Đại sứ quán đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - U-crai-na, tăng cường trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước thời gian gần đây, đồng thời làm tốt và kịp thời công tác bảo hộ, hỗ trợ cộng đồng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Đại sứ quán phát huy những thành tích đã đạt được, tiếp tục theo dõi và đánh giá tình hình kịp thời, chính xác và có chất lượng để tham mưu kịp thời cho Đảng, Nhà nước về chủ trương, đường lối và các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ mọi mặt với U-crai-na.
Thủ tướng đề nghị Đại sứ quán chú trọng hơn nữa việc thực hiện công tác ngoại giao phục vụ kinh tế, kiến nghị biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại, tăng kim ngạch thương mại hai chiều, hỗ trợ các bộ, ngành, doanh nghiệp, địa phương hai nước thiết lập và triển khai hợp tác hiệu quả và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của chính quyền U-crai-na để bảo vệ kịp thời và hiệu quả lợi ích của công dân Việt Nam.
Nói chuyện thân mật với cộng đồng người Việt Nam tại U-crai-na, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo một số nét chính về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và nêu rõ Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.
Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở U-crai-na thể hiện ở việc ban hành các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho bà con kiều bào như đi lại, quốc tịch, nhà ở và đất đai.
Thông báo về quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa Việt Nam và U-crai-na, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương những đóng góp tích cực của cộng đồng người Việt Nam tại U-crai-na vào việc duy trì, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước; mong muốn bà con ta luôn đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau vượt khó khăn để ổn định cuộc sống, kinh doanh hợp pháp và hiệu quả, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và luôn hướng về quê hương đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hội người Việt Nam tại U-crai-na phối hợp với Đại sứ quán giúp bà con tháo gỡ những vướng mắc trong vấn đề cư trú, làm ăn, kinh doanh, xây dựng cộng đồng vững mạnh./.
Trong những năm qua, Việt Nam và U-crai-na luôn duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp. Tháng 3/2011, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Víc-to-rơ I-a-nu-cô-vích (Viktor Yanukovych), hai bên đã ký Tuyên bố chung về phát triển quan hệ hợp tác và đối tác toàn diện, thỏa thuận một số biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa 2 nước.
Kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam - U-crai-na năm 2010 đạt gần 260 triệu USD, 6 tháng đầu năm 2011 đạt khoảng 95 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang U-crai-na là gạo, chè, cà phê, cao su, thủy sản, hàng dệt may. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ U-crai-na là sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị, hóa chất.
Trong lĩnh vực đầu tư, U-crai-na hiện có 4 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 24 triệu USD và Việt Nam có 4 dự án đầu tư tại U-crai-na với tổng số vốn đầu tư là 27 triệu USD. Hiện 2 bên đã thỏa thuận hợp tác thực hiện các dự án năng lượng mới như thiết kế, xây mới và cải tạo các nhà máy nhiệt điện, thủy điện. Việt Nam và U-crai-na cũng luôn phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn và các tổ chức quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc.
Chuyến thăm chính thức U-crai-na của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm triển khai Thỏa thuận về phát triển quan hệ hợp tác và đối tác toàn diện giữa 2 nước; trao đổi phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo… giữa Việt Nam và U-crai-na.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm và cắt băng khánh thành Trung tâm thương mại Cầu Vồng, thăm Đại sứ quán Việt Nam tại U-crai-na và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán cùng cộng đồng người Việt Nam tại U-crai-na .
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương cán bộ, nhân viên Đại sứ quán đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - U-crai-na, tăng cường trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước thời gian gần đây, đồng thời làm tốt và kịp thời công tác bảo hộ, hỗ trợ cộng đồng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Đại sứ quán phát huy những thành tích đã đạt được, tiếp tục theo dõi và đánh giá tình hình kịp thời, chính xác và có chất lượng để tham mưu kịp thời cho Đảng, Nhà nước về chủ trương, đường lối và các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ mọi mặt với U-crai-na.
Thủ tướng đề nghị Đại sứ quán chú trọng hơn nữa việc thực hiện công tác ngoại giao phục vụ kinh tế, kiến nghị biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại, tăng kim ngạch thương mại hai chiều, hỗ trợ các bộ, ngành, doanh nghiệp, địa phương hai nước thiết lập và triển khai hợp tác hiệu quả và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của chính quyền U-crai-na để bảo vệ kịp thời và hiệu quả lợi ích của công dân Việt Nam.
Nói chuyện thân mật với cộng đồng người Việt Nam tại U-crai-na, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo một số nét chính về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và nêu rõ Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.
Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở U-crai-na thể hiện ở việc ban hành các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho bà con kiều bào như đi lại, quốc tịch, nhà ở và đất đai.
Thông báo về quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa Việt Nam và U-crai-na, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương những đóng góp tích cực của cộng đồng người Việt Nam tại U-crai-na vào việc duy trì, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước; mong muốn bà con ta luôn đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau vượt khó khăn để ổn định cuộc sống, kinh doanh hợp pháp và hiệu quả, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và luôn hướng về quê hương đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hội người Việt Nam tại U-crai-na phối hợp với Đại sứ quán giúp bà con tháo gỡ những vướng mắc trong vấn đề cư trú, làm ăn, kinh doanh, xây dựng cộng đồng vững mạnh./.
Chủ tịch nước tiếp cựu chiến binh làm kinh tế giỏi  (05/10/2011)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và dự thảo Luật Đo lường  (04/10/2011)
Chủ tịch nước làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh  (04/10/2011)
Các đồng chí lãnh đạo cao cấp tiếp xúc cử tri tại các tỉnh  (04/10/2011)
Bế mạc Diễn đàn ASEM về tăng trưởng xanh  (04/10/2011)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay