Khơi thông nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19
TCCS - Ngày 27-6-2022, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Tỉnh ủy Bình Định tổ chức Hội thảo khoa học: “Khơi thông nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”.
Dự và chủ trì Hội thảo có các đồng chí: PGS, TS. Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Hồ Quốc Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định; Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định; PGS, TS. Vũ Trọng Lâm, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tham dự hội thảo còn có các đồng chí Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị; Nguyễn Khắc Toàn, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa; Nguyễn Hồng Quang, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam...; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành một số tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên; các chuyên gia, nhà khoa học, phóng viên một số cơ quan thông tấn, báo chí...
Phát biểu chào mừng hội thảo, đồng chí Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định nhấn mạnh, hội thảo là hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030. Kết quả hội thảo là cơ sở khoa học giúp các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kịch bản cụ thể với tình hình thực tế, mang tính khả thi cao để tiếp tục khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19, từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS, TS. Vũ Trọng Lâm nhấn mạnh, để phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên, cần tập trung khai thác, tận dụng tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển, các di tích, danh thắng được thiên nhiên ban tặng; năng động, sáng tạo trong lựa chọn cách thức và con đường phát triển phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương; đồng thời, tăng cường phối hợp, liên kết giữa các địa phương với nhau. Hội thảo khoa học nhằm phân tích bối cảnh, thực trạng huy động, khơi thông các “điểm nghẽn”, giải phóng, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ thể chế, chính sách, nguồn nhân lực..., từ đó đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thích ứng an toàn, linh hoạt trong điều kiện mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Hội thảo tập trung làm rõ cơ sở lý luận chung, những vấn đề thực tiễn trong khơi thông nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên; những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định trong bối cảnh mới.
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Phi Long cho rằng, nhiều lý thuyết, chiến lược, định hướng phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19 cần được nhìn nhận lại. Từ thực tiễn đất nước và đặc thù của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đồng chí đề xuất một số giải pháp nhằm khơi thông, huy động các nguồn lực, thúc đẩy hợp tác, liên kết các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên, như tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh liên kết vùng bằng các cơ chế, chính sách, pháp luật và các chiến lược, mục tiêu chung để tạo động lực liên kết vùng; xây dựng cơ chế, phương thức nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh ở từng địa phương; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, chồng chéo về cơ chế, chính sách...
Cũng tại hội thảo, các đại biểu, nhà khoa học, nhà quản lý đã tập trung trao đổi nhằm làm rõ một số nhóm nội dung cơ bản, như cơ chế đặc thù nhằm quy hoạch vùng và khơi thông các nguồn lực; tư duy, quan điểm tiếp cận vùng và tiểu vùng trong cơ chế, chính sách; cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả, hợp lý gắn với việc xã hội hóa các nguồn lực để tái đầu tư; vấn đề liên kết trong giáo dục và đào tạo vùng miền Trung - Tây Nguyên; phát triển kinh tế rừng bên cạnh chiến lược phát triển kinh tế biển...
Phát biểu kết luận hội thảo, PGS, TS. Đoàn Minh Huấn khẳng định, hội thảo đã diễn ra sôi nổi, thành công tốt đẹp, với nhiều ý kiến tâm huyết của các đồng chí lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, thể hiện đầy đủ góc độ, khía cạnh, bao hàm cả lý thuyết lẫn thực tiễn; đồng thời, có những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và thực hiện, như: Định dạng các loại nguồn lực vốn, khoa học - công nghệ, văn hóa...; mối quan hệ giữa nguồn lực và động lực, việc xác định các loại động lực, tư duy, tầm nhìn đột phá không chỉ trong địa phương, mà còn liên vùng, liên quốc gia...; cách thức phân bổ nguồn lực hợp lý nhằm tạo cơ sở, cú hích cho sự phát triển; vấn đề thể chế, quy định chồng chéo của pháp luật; quy hoạch, tổ chức không gian phát triển, tiểu vùng và liên vùng... PGS, TS. Đoàn Minh Huấn khẳng định, Tạp chí Cộng sản sẽ phối hợp với Tỉnh ủy Bình Định chắt lọc các kết quả hội thảo nhằm thực hiện công tác truyền thông trên các ấn phẩm của Tạp chí và trên các phương tiện truyền thông khác; đồng thời, xây dựng báo cáo, kiến nghị nhằm đóng góp tiếng nói từ hội thảo trong nhiệm vụ khơi thông, giải phóng tối đa các nguồn lực để phát triển khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Nhân dịp hội thảo, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Bình Định đã ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2022 - 2025; bên cạnh đó, đại diện Tập đoàn Đèo Cả đã dành tặng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa tỉnh Bình Định số tiền 300 triệu đồng./.
Công tác bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh Quảng Ninh trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19  (27/05/2022)
Điều chỉnh chính sách tiền tệ thích ứng linh hoạt, kịp thời, nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội  (27/05/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển