Về thực hiện thí điểm bảo hiểm trong nông nghiệp
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 315/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP
GIAI ĐOẠN 2011 - 2013
...Điều 1. Thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 với các nội dung sau:
1. Mục đích
Thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
2. Mức hỗ trợ của Nhà nước và đối tượng được hỗ trợ
a) Hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
b) Hỗ trợ 80% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
c) Hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
d) Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
3. Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ
a) Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% cho các tỉnh nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương.
b) Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% cho các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương dưới 50%, ngân sách địa phương bảo đảm 50% còn lại.
c) Ngân sách địa phương tự bảo đảm đối với các địa phương còn lại.
4. Điều kiện được hỗ trợ
Tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có đối tượng được bảo hiểm theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Quyết định này.
b) Có quyền lợi được bảo hiểm.
c) Tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp và đóng phí bảo hiểm thuộc phần trách nhiệm của mình.
d) Thực hiện sản xuất, canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng, phòng dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Đối tượng được bảo hiểm và khu vực thực hiện thí điểm
a) Thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.
b) Thực hiện bảo hiểm đối với trâu, bò, lợn, gia cầm tại Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương và Hà Nội.
c) Thực hiện bảo hiểm đối với nuôi trồng thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.
6. Mỗi tỉnh, thành phố có thể triển khai thí điểm toàn bộ địa bàn hoặc trên một số huyện, xã tiêu biểu, theo nguyên tắc lựa chọn sau:
a) Các địa phương sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn, mang tính đại diện trên địa bàn tỉnh, thành phố.
b) Bảo đảm cân đối giữa các địa phương trên địa bàn tỉnh, thành phố để tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm giai đoạn thực hiện thí điểm.
c) Bảo đảm nguyên tắc số đông bù số ít.
d) Phù hợp với chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Nhà nước.
7. Rủi ro được bảo hiểm và bồi thường bảo hiểm
a) Thiên tai, như: bão lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá và các loại rủi ro thiên tai khác.
b) Dịch bệnh, như: dịch cúm, dịch tai xanh, bệnh lở mồm, long móng, bệnh thủy sản, dịch rầy nâu, vàng lùn, xoắn lá và các loại dịch bệnh khác.
c) Căn cứ bồi thường:
Thực hiện bồi thường bảo hiểm theo quy định hiện hành hoặc bồi thường dựa trên chỉ số thời tiết, dịch bệnh, sản lượng có liên quan với thiệt hại.
8. Điều kiện triển khai thí điểm của các doanh nghiệp bảo hiểm
Các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.
b) Đáp ứng khả năng thanh toán theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
c) Có hệ thống công ty, chi nhánh, văn phòng giao dịch tại địa bàn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
d) Có đội ngũ nhân viên làm bảo hiểm nông nghiệp.
…Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 đến hết năm 2013…
THỦ TƯỚNG
(đã ký)
Nguyễn Tấn Dũng
Một số hướng dẫn thực hiện Quyết định 315 tại cơ sở (trích đăng Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT, ngày 29-6-2011, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; một số hướng dẫn của Bộ Tài chính).
1. Quy định về các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm và xác định mức độ thiệt hại để hỗ trợ thí điểm bảo hiểm nông nghiệp
- Các loại thiên tai: Bão lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, sương giá, xâm nhập mặn, sóng thần.
- Các loại dịch bệnh:
Đối với cây lúa: Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, dịch rầy nâu; đối với trâu, bò: bệnh lở mồm, long móng; đối với lợn: dịch tai xanh, bệnh lở mồm, long móng; đối với gà, vịt: dịch cúm gia cầm; đối với cá tra: bệnh gan, thận mủ; đối với tôm sú: bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh teo và hoại tử gan tụy; đối với tôm thẻ chân trắng: bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hội chứng Taura, bệnh teo và hoại tử gan tụy.
- Khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, người sản xuất phải báo cho chính quyền địa phương cấp xã để tổ chức xác nhận thiệt hại; đồng thời phối hợp với các bên liên quan để hạn chế tổn thất và thực hiện các thủ tục giải quyết bồi thường theo quy định.
- Mức độ thiệt hại được bảo hiểm: do ảnh hưởng của các loại thiên tai, dịch bệnh trên, làm cho năng suất lúa thu hoạch của vùng thấp hơn 75% (<75%) năng suất bình quân vụ sản xuất trong 03 năm gần nhất; chăn nuôi thiệt hại ở mức 20%; thủy sản nuôi ở mức 30% trở lên (theo giá trị kinh tế) thì được bảo hiểm.
2. Quy định các tiêu chí về quy mô, quy trình sản xuất đối với cây lúa nước
- Quy mô và địa bàn sản xuất: Mỗi tỉnh chọn 03 huyện; quy mô bảo hiểm toàn huyện đối với các vùng chuyên sản xuất lúa nước (diện tích vùng đất canh tác tối thiểu từ 05 ha trở lên) ở các vụ sản xuất lúa chính: Đông - Xuân, Mùa, Hè - Thu;
- Kết cấu hạ tầng vùng sản xuất lúa nước: Có đường giao thông thuận tiện; hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng sản xuất, thu hoạch lúa trong điều kiện thời tiết bình thường tại địa phương.
3. Các tiêu chí về quy mô, quy trình sản xuất đối với chăn nuôi
- Tiêu chí và quy mô địa bàn chăn nuôi: Mỗi tỉnh chọn 03 huyện, mỗi huyện chọn 03 xã; quy mô bảo hiểm toàn xã.
- Đối với chăn nuôi trâu, bò (thịt, cày kéo, sinh sản) và bò sữa.
Quy mô chăn nuôi: Các hộ chăn nuôi trâu, bò bằng hình thức nuôi nhốt hoặc chăn thả có kiểm soát (không áp dụng đối với trâu, bò thả rông) có từ 01 con trở lên.
Thời gian tính bảo hiểm: đối với trâu, bò (thịt, cày kéo) thì tính từ 06 tháng tuổi trở lên, không phân biệt tính dục, sức khỏe bình thường, không có dị tật bẩm sinh; đối với trâu, bò (sinh sản), bò sữa thì tính từ 12 tháng tuổi trở lên, có tính dục rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn giống.
- Đối với chăn nuôi lợn (thịt, nái, đực giống)
Quy mô chăn nuôi: Các hộ chăn nuôi có số lượng lợn thịt từ 02 con/lứa trở lên; lợn nái có từ 01 con trở lên; lợn đực giống có từ 01 con trở lên.
Thời gian tính bảo hiểm: Chăn nuôi lợn thịt có thời gian được bảo hiểm tối đa là 150 ngày; chăn nuôi lợn nái có thời gian được bảo hiểm tối đa là 180 ngày; chăn nuôi lợn đực giống có thời gian bắt đầu được bảo hiểm từ 8 tháng tuổi đối với lợn nội và 10 tháng tuổi đối với lợn ngoại và lợn lai.
- Chăn nuôi gà, vịt (thịt, đẻ)
Quy mô chăn nuôi: Tổng đàn có từ 200 con trở lên đối với gà, vịt thịt và quy mô từ 100 con đối với gà, vịt đẻ.
Thời gian tính bảo hiểm: Chăn nuôi gà, vịt thịt từ 01 - 50 ngày đối với gà, vịt công nghiệp; 01 - 70 ngày đối với gà, vịt kiêm dụng và 01-150 ngày đối với gà, vịt bản địa.
Chăn nuôi gà, vịt đẻ: Từ 01 - 365 ngày đối với gà đẻ và 700 ngày đối với vịt đẻ.
4. Các tiêu chí về quy mô, quy trình sản xuất đối với thủy sản nuôi (cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng)
- Quy mô, địa bàn nuôi: Mỗi tỉnh chọn 03 huyện, mỗi huyện chọn 03 xã, mỗi xã lựa chọn vùng nuôi; quy mô bảo hiểm toàn xã.
- Điều kiện cơ sở, vùng nuôi: vùng nuôi cá tra thâm canh có diện tích từ 05 ha trở lên; vùng nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh có diện tích từ 05 ha trở lên; bán thâm canh có diện tích 10 ha, quảng canh cải tiến có diện tích 15 ha trở lên;
Vùng nuôi cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng phải bảo đảm có đường giao thông; hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất.
(Đối với quy trình sản xuất lúa, chăn nuôi, thủy sản, cũng như những quy định chi tiết khác, bạn đọc có thể tham khảo tại Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT, ngày 29-6-2011, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên Website của bộ này).
5. Hộ nông dân thuộc diện nghèo, cận nghèo là hộ nông dân được quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30-1-2011, của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 (Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở đã đăng tải tại số 55). Nhà nước khuyến khích các địa phương sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ các hộ nông dân không thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo Quyết định 09, nhưng thuộc hộ nghèo theo quy định của địa phương (nếu có).
Xác định rõ đơn vị bảo hiểm đối với từng đối tượng bảo hiểm (cây lúa thực hiện bảo hiểm theo đơn vị xã; vật nuôi, thủy sản thực hiện theo từng xã, hộ nông dân, cá nhân hoặc tổ chức sản xuất nông nghiệp đáp ứng tiêu chí về quy mô theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
6. Doanh nghiệp bảo hiểm
- Hệ thống phân phối bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm: bán bảo hiểm trực tiếp, bán bảo hiểm thông qua đại lý bảo hiểm, bán bảo hiểm thông qua môi giới bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm tham gia triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp có trách nhiệm:
Đăng ký triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo mẫu quy định.
Nghiên cứu, xây dựng và trình Bộ Tài chính phê chuẩn quy tắc, biểu phí bảo hiểm áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định.
Phối hợp với ủy ban nhân dân cấp xã tại tỉnh, thành phố triển khai thí điểm hướng dẫn quy tắc, điều khoản, biểu phí của sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp dự kiến triển khai tại địa bàn cho các hộ gia đình, cá nhân nghèo, cận nghèo, hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo, tổ chức sản xuất nông nghiệp tại địa bàn xã; thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; thu phí bảo hiểm; xác định đối tượng tổn thất, xác định nguyên nhân tổn thất, mức độ tổn thất để làm căn cứ giải quyết bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Tổ chức tuyên truyền về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa bàn triển khai thí điểm.
(Danh sách các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia bảo hiểm nông nghiệp do Bộ Tài chính
quyết định).
7. Nguyên tắc triển khai thí điểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo nguyên tắc không vì mục tiêu lợi nhuận.
Đến ngày 31-12-2013, căn cứ vào kết quả hoạt động triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị lỗ do hoạt động kinh doanh thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, thì báo cáo Bộ Tài chính để xem xét, hỗ trợ./.
Nữ trí thức với gia đình và sự nghiệp  (14/11/2011)
APEC họp phiên toàn thể, kêu gọi bền vững hơn  (14/11/2011)
Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong khối Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội  (14/11/2011)
Hội nghị cấp cao APEC thứ 19 ra tuyên bố chung  (14/11/2011)
Uy tín về kinh tế của ông Obama xuống thấp kỷ lục  (14/11/2011)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm