Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong khối Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội
Hội thảo nhằm làm rõ vị trí, vai trò, thực trạng của công tác thi đua khen thưởng để kiến nghị, đề xuất những nội dung đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong khối Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần xây dựng Đề án đổi mới công tác thi đua khen thưởng trình Bộ Chính trị, tiến tới đề xuất sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng, đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Tại Hội thảo, các đại biểu đều nhận định rằng: trong những năm qua, cùng với các phong trào thi đua của cả nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của mặt trận đã tổ chức được nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào thi đua phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Các cuộc vận động, các phong trào thi đua luôn gắn với việc xây dựng, bồi dưỡng con người Việt Nam trong thời kỳ mới, phát triển toàn diện về ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân... Tuy nhiên, công tác thi đua, khen thưởng trong khối Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập như thiếu cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, một số hình thức tổ chức phong trào có biểu hiện đi theo lối mòn, rập khuôn, thiếu tính sáng tạo và còn nặng về số lượng. Phong trào thi đua còn mang nặng tính hình thức, hoặc tiêu chí, tiêu chuẩn quá cao dẫn đến hiệu quả không đạt, khiến quần chúng, nhân dân không coi trọng...
Các đại biểu đã tập trung làm rõ một số vấn đề về công tác thi đua, công tác khen thưởng, về tổ chức bộ máy làm công tác thi đua khen thưởng… Hầu hết các ý kiến đều thống nhất cho rằng đổi mới về công tác thi đua, khen thưởng trong khối Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là việc hết sức cần thiết để góp phần tiếp tục phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm cho phong trào thi đua thực sự phát triển sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân cả trong và ngoài nước.
Các đại biểu đề nghị, cùng với nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng bằng cách kịp thời khen thưởng, tuyên dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, cần hoàn thiện các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua khen thưởng sát với thực tiễn. Công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật Nhà nước về thi đua, khen thưởng cần được tằng cường, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng và đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp theo hướng tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Ngoài ra, cần chú trọng bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ năng lực cho đội ngũ cán bộ đáp ứng nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ đổi mới công nghiệp hóa – hiện đại hóa; cần làm rõ đặc thù của công tác thi đua, khen thưởng khối Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, suy tôn từ cộng đồng và phải có thẩm định, chú trọng khen thưởng những người trực tiếp sản xuất là công nhân, nông dân.../.
Hội nghị cấp cao APEC thứ 19 ra tuyên bố chung  (14/11/2011)
Uy tín về kinh tế của ông Obama xuống thấp kỷ lục  (14/11/2011)
Việt Nam-Canada tăng cường quan hệ song phương  (14/11/2011)
ASEAN bàn về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông  (13/11/2011)
Tôn vinh doanh nhân và doanh nghiệp tiêu biểu  (13/11/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm