APEC họp phiên toàn thể, kêu gọi bền vững hơn
Tại phiên họp, các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên APEC sẽ thảo luận biện pháp thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư trong khu vực thông qua giải quyết vấn đề thuế quan và những rào cản khác.
Diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phục hồi khá mong manh, cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đe dọa cuốn thế giới vào một vòng xoáy suy thoái mới, hội nghị APEC lần này đặt trọng tâm vào phát triển kinh tế, tăng cường hợp tác đa phương mà lớn nhất là TPP – hiệp định được coi là có thể mở đường cho một khu vực thương mại tự do bao gồm phần lớn các nước ven bờ Thái Bình Dương.
Các nội dung chủ yếu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh APEC lần này sẽ gồm các biện pháp hợp tác nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực và tạo việc làm, cải cách các quy định, đẩy mạnh hiệu quả năng lượng và tăng cường an ninh năng lượng.
Phát biểu tại phiên họp, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh APEC có cơ hội đạt được những bước tiến trên con đường tiến tới mục tiêu cuối cùng về liên kết kinh tế khu vực.
Ông cũng nhấn mạnh rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Mỹ coi đây là một ưu tiên hàng đầu vì Mỹ không thể tăng trưởng kinh tế nếu như Châu Á-Thái Bình Dương không thành công.
APEC, ra đời năm 1989, hiện là cơ chế hợp tác kinh tế-thương mại lớn nhất trong khu vực, gồm 21 nền kinh tế thành viên, chiếm khoảng 40% dân số (2,5 tỉ người), 55% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và hơn 44% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu./.
Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong khối Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội  (14/11/2011)
Hội nghị cấp cao APEC thứ 19 ra tuyên bố chung  (14/11/2011)
Uy tín về kinh tế của ông Obama xuống thấp kỷ lục  (14/11/2011)
Việt Nam-Canada tăng cường quan hệ song phương  (14/11/2011)
ASEAN bàn về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông  (13/11/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm