Dân số EU lần đầu tiên vượt 500 triệu người
Với 81,7 triệu người, Đức trở thành quốc gia đông dân nhất EU.
Dân số Liên minh châu Âu lần đầu tiên vượt trên mức 500 triệu người. Đây là con số thống kê mới nhất được công bố hôm 20-1.
Kết quả thống kê của các chuyên gia dân số và xã hội học Liên minh châu Âu (EU) đưa ra hôm 20-1 cho biết, số dân hiện nay của khối này, gồm 27 nước thành viên, đã lên tới 501,26 triệu người.
Vào tháng 1-2009, dân số của EU chỉ gần 499,7 triệu người. Trong đó, Pháp có gần 64,7 triệu người, chiếm 13% dân số trong EU. Nhưng đến nay, dân số của nước Đức lên tới 81,7 triệu người - trở thành quốc gia đông dân nhất EU. Nước Anh vẫn đứng thứ ba về dân số kể từ năm 2000, sau Pháp, với hơn 62 triệu người.
Trái lại, trong 10 năm qua, dân số của Ai-len vẫn chỉ có gần 4,45 triệu người. Và Tây Ban Nha cũng vẫn duy trì ở mức 46,08 triệu người.
Năm 2009, ngoại trừ Ba lan, Cộng hòa Séc, Slô-ve-ni-a và Slô-va-ki-a là những nước ở Đông Âu có mức dân số giảm xuống, cũng như Bung-ga-ri, Lít-va, Lát-vi-a, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni.
Nếu xét về tỷ lệ trẻ em và phụ nữ, thì Pháp và Ai-len vẫn là hai nước dẫn đầu EU, với tỷ lệ gần 2 trẻ em/1 phụ nữ.
Đóng góp vào tỷ lệ tăng dân số trong năm qua của EU, phải kể đến số người nhập cư và di cư tới các nước thuộc khối này. Cùng với đó là số trẻ em được sinh ra: hơn 5,4 triệu trẻ được sinh ra trong năm 2009, trong khi số người chết là 4,8 triệu.
Các chuyên gia cho biết, trong năm 2009, dân số của Đức vẫn là già nhất trong EU, đứng thứ 2 là I-ta-li-a. Nếu tính chung cả EU, tỷ lệ dân số có tuổi trên 65 chiếm 17% tổng dân số của khối này (so với năm 1998 là 15,3%)./.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Chủ tịch Quốc hội An-giê-ri và Tổng Giám đốc WIPO  (21/01/2010)
Trao giải Cuộc thi vẽ tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam  (21/01/2010)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 99 (22-1-2010)  (21/01/2010)
Thông cáo phiên họp thứ 27 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XII  (20/01/2010)
IMF cảnh báo nguy cơ khủng hoảng kinh tế mới  (20/01/2010)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên