Hội thảo quốc tế: Thích ứng với già hóa dân số
21:24, ngày 17-07-2017
TCCSĐT - Sáng 17-7-2017, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo quốc tế: Thích ứng với già hóa dân số do Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) phối hợp với Chính phủ Việt Nam tổ chức.
Đến dự Hội thảo có các đồng chí: PGS, TS. Phạm Lê Tuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; bà Astrid Bant - Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam.
Tham dự Hội thảo có 200 đại biểu là những nhà hoạch định chính sách, quản lý, đầu tư, cung cấp dịch vụ, nghiên cứu khoa học, doanh nhân, chuyên gia,... thuộc lĩnh vực kinh tế, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, y tế, dân số, lao động việc làm, an sinh xã hội,... đến từ các nền kinh tế thành viên APEC, các cơ quan của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các viện nghiên cứu, các trường đại học,… cùng phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước.
Hội thảo quốc tế Thích ứng với già hóa dân số tập trung vào 5 nội dung chính là Tổng quan: Dựng lên bức tranh toàn cảnh về già hóa dân số thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Già hóa dân số với Tăng trưởng kinh tế; Già hóa dân số với An sinh xã hội; Già hóa dân số và Chăm sóc y tế; Các mô hình, sáng kiến phát huy vai trò và chăm sóc người cao tuổi dựa vào gia đình và cộng đồng.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, già hóa dân số là một trong những biến đổi nhân khẩu lớn nhất trên thế giới hiện nay. Trung bình cứ 1 giây có 2 người bước vào tuổi 60, tức mỗi năm thế giới có thêm khoảng 58 triệu người 60+ tuổi. Trung bình cứ 9 người sẽ có 1 người 60+ tuổi và tỷ số này là: 5:1 vào năm 2050. Thế giới hiện nay có khoảng 901 triệu người cao tuổi (năm 2015), chiếm 12,5% dân số thế giới sẽ tăng lên hơn 2 tỷ người (vào năm 2050), chiếm 22% dân số thế giới. Sự chuyển đổi nhân khẩu học do già hóa dân số đang và sẽ tạo ra những tác động rất lớn đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế, của các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Dân số của các nền kinh tế thành viên APEC chiếm 40,5% tổng dân số thế giới nhưng chiếm tới 50% tỷ trọng người cao tuổi trên thế giới. Hầu hết các nền kinh tế thành viên APEC đã và đang đối với mặt với vấn đề già hóa dân số như Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Niu Di Lân, Ca-na-đa, Nga, Hàn Quốc, Xin-ga-po, Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ, Pê-ru, Việt Nam,... trong đó một số nền kinh tế thành viên có số lượng và tỷ trọng người cao tuổi rất lớn như Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản… Những nền kinh tế còn lại cũng sẽ sớm bước vào thời kỳ già hoá dân số như Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Pa-pua Niu Ghi-nê, Phi-líp-pin.
Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và hiện có khoảng 10,1 triệu người cao tuổi, chiếm 11% dân số. Riêng số người từ 80 tuổi trở lên là 2 triệu người. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng người cao tuổi Việt Nam chiếm 17% và năm 2050 là 25%. Nếu như các nền kinh tế phát triển mất vài thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số (nhóm dân số 60+ tuổi chiếm 10%) sang giai đoạn dân số già (nhóm dân số 60+ tuổi chiếm 20%) như Ô-xtrây-li-a: 73 năm, Hoa Kỳ: 69 năm, Ca-na-đa: 65 năm,... thì Việt Nam chỉ mất 22 năm. Sự chuyển đổi nhân khẩu học này sẽ tạo ra những tác động rất lớn đối với tăng trưởng kinh tế, lao động việc làm, tiết kiệm, đầu tư, chăm sóc y tế, an sinh xã hội, sự chuyển dịch các dòng di cư, kết cấu hạ tầng...
Hội thảo là dịp để Việt Nam nói riêng và các nền kinh tế APEC nói chung cũng như các đối tác phát triển của APEC dựng lên bức tranh toàn cảnh về vấn đề già hóa dân số của thế giới và đặc biệt là của APEC. Đây cũng là cơ hội để APEC chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với tình trạng già hóa dân số, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách về đầu tư, tích lũy, lao động việc làm, an sinh xã hội, chăm sóc y tế, dân số,… vì sự phát triển của mỗi nền kinh tế thành viên và vì một sự thịnh vượng chung của APEC. Những khuyến nghị chính sách từ Hội thảo sẽ được nêu lên trong Đối thoại chính sách y tế, tại các cuộc họp của nhóm công tác y tế, cuộc họp cao cấp các Bộ trưởng Y tế APEC thuộc SOM3 tại Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) vào tháng 8-2017.
Hội nghị bế mạc vào ngày 18-7-2017./.
Tham dự Hội thảo có 200 đại biểu là những nhà hoạch định chính sách, quản lý, đầu tư, cung cấp dịch vụ, nghiên cứu khoa học, doanh nhân, chuyên gia,... thuộc lĩnh vực kinh tế, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, y tế, dân số, lao động việc làm, an sinh xã hội,... đến từ các nền kinh tế thành viên APEC, các cơ quan của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các viện nghiên cứu, các trường đại học,… cùng phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước.
Hội thảo quốc tế Thích ứng với già hóa dân số tập trung vào 5 nội dung chính là Tổng quan: Dựng lên bức tranh toàn cảnh về già hóa dân số thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Già hóa dân số với Tăng trưởng kinh tế; Già hóa dân số với An sinh xã hội; Già hóa dân số và Chăm sóc y tế; Các mô hình, sáng kiến phát huy vai trò và chăm sóc người cao tuổi dựa vào gia đình và cộng đồng.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, già hóa dân số là một trong những biến đổi nhân khẩu lớn nhất trên thế giới hiện nay. Trung bình cứ 1 giây có 2 người bước vào tuổi 60, tức mỗi năm thế giới có thêm khoảng 58 triệu người 60+ tuổi. Trung bình cứ 9 người sẽ có 1 người 60+ tuổi và tỷ số này là: 5:1 vào năm 2050. Thế giới hiện nay có khoảng 901 triệu người cao tuổi (năm 2015), chiếm 12,5% dân số thế giới sẽ tăng lên hơn 2 tỷ người (vào năm 2050), chiếm 22% dân số thế giới. Sự chuyển đổi nhân khẩu học do già hóa dân số đang và sẽ tạo ra những tác động rất lớn đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế, của các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Dân số của các nền kinh tế thành viên APEC chiếm 40,5% tổng dân số thế giới nhưng chiếm tới 50% tỷ trọng người cao tuổi trên thế giới. Hầu hết các nền kinh tế thành viên APEC đã và đang đối với mặt với vấn đề già hóa dân số như Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Niu Di Lân, Ca-na-đa, Nga, Hàn Quốc, Xin-ga-po, Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ, Pê-ru, Việt Nam,... trong đó một số nền kinh tế thành viên có số lượng và tỷ trọng người cao tuổi rất lớn như Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản… Những nền kinh tế còn lại cũng sẽ sớm bước vào thời kỳ già hoá dân số như Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Pa-pua Niu Ghi-nê, Phi-líp-pin.
Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và hiện có khoảng 10,1 triệu người cao tuổi, chiếm 11% dân số. Riêng số người từ 80 tuổi trở lên là 2 triệu người. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng người cao tuổi Việt Nam chiếm 17% và năm 2050 là 25%. Nếu như các nền kinh tế phát triển mất vài thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số (nhóm dân số 60+ tuổi chiếm 10%) sang giai đoạn dân số già (nhóm dân số 60+ tuổi chiếm 20%) như Ô-xtrây-li-a: 73 năm, Hoa Kỳ: 69 năm, Ca-na-đa: 65 năm,... thì Việt Nam chỉ mất 22 năm. Sự chuyển đổi nhân khẩu học này sẽ tạo ra những tác động rất lớn đối với tăng trưởng kinh tế, lao động việc làm, tiết kiệm, đầu tư, chăm sóc y tế, an sinh xã hội, sự chuyển dịch các dòng di cư, kết cấu hạ tầng...
Hội thảo là dịp để Việt Nam nói riêng và các nền kinh tế APEC nói chung cũng như các đối tác phát triển của APEC dựng lên bức tranh toàn cảnh về vấn đề già hóa dân số của thế giới và đặc biệt là của APEC. Đây cũng là cơ hội để APEC chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với tình trạng già hóa dân số, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách về đầu tư, tích lũy, lao động việc làm, an sinh xã hội, chăm sóc y tế, dân số,… vì sự phát triển của mỗi nền kinh tế thành viên và vì một sự thịnh vượng chung của APEC. Những khuyến nghị chính sách từ Hội thảo sẽ được nêu lên trong Đối thoại chính sách y tế, tại các cuộc họp của nhóm công tác y tế, cuộc họp cao cấp các Bộ trưởng Y tế APEC thuộc SOM3 tại Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) vào tháng 8-2017.
Hội nghị bế mạc vào ngày 18-7-2017./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 10 đến ngày 16-7-2017  (17/07/2017)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 10 đến 16-7-2017)  (17/07/2017)
Cần Thơ đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”  (17/07/2017)
Cần Thơ đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”  (17/07/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kiến tạo là phải vượt lên chính mình  (17/07/2017)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên