Kinh tế Mỹ tiếp tục ảm đạm trong năm tới
Tiến sỹ Nayantara Henxen (Nayantara Hensel), Chủ tịch Ủy ban Khảo sát của NABE và là giáo sư trường Đại học Quốc phòng Mỹ, cho biết các chuyên gia dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ ở mức vừa phải 2,4% và 3% lần lượt trong các năm 2013 và 2014. Theo ông, hơn 95% số chuyên gia tham gia khảo sát cho rằng tốc độ tăng trưởng ì ạch của kinh tế Mỹ trong năm nay là do tình trạng bất ổn về tài chính hiện đang đè nặng lên nước này, trong đó chủ yếu là chương trình cắt giảm chi tiêu tự động (có hiệu lực từ ngày 1-3 tới) và các tranh cãi về việc nâng mức trần nợ công.
Trong khi đó, cũng có nhiều ý kiến trong giới chuyên môn cho rằng tăng trưởng GDP của nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ sụt giảm trong năm nay. Cụ thể, hơn một nửa số chuyên gia dự báo mức sụt giảm 0,5%, trong khi khoảng 13% ước tính giảm 1%. Các chuyên gia cũng dự đoán chi tiêu tiêu dùng của Chính phủ và tổng đầu tư sẽ giảm 1% trong năm nay, cao hơn so với mức 0,6% được dự báo trong khảo sát công bố hồi cuối năm ngoái.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cũng tỏ ra lạc quan về tăng trưởng GDP hằng năm của kinh tế Mỹ khi dự báo mức "tăng dần đều", từ 2% trong quý I-2013 lên 3% trong quý cuối năm. Nền kinh tế số một thế giới sẽ tăng trưởng "ổn định" ở mức từ 2,8 - 3,1% trong năm 2014. Thêm một dấu hiệu lạc quan, đó là tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực tư nhân được dự báo sẽ giảm xuống còn 7% vào cuối năm 2014 so với mức trung bình 7,7% trong năm nay và 8,1% của năm ngoái.
Về các nền kinh tế thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), các chuyên gia nhận định những nước đang chìm trong khủng hoảng nợ công có vẻ sẽ cần thêm các gói cứu trợ tài chính. Khoảng 20% cho rằng Ailen sẽ cần đến gói cứu trợ thứ hai trong năm nay, 25% số ý kiến dành đánh giá này cho Italia, trong khi hơn 30% tin rằng Tây Ban Nha sẽ cần gói cứu trợ lớn hơn trong năm 2014. Về tình hình Hy Lạp, chỉ có 14% dự đoán Hy Lạp sẽ tách khỏi Eurozone trong năm nay./.
Tổng thống Mianma thăm 5 nước EU  (26/02/2013)
Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ: Cần sự tham gia của nam giới  (26/02/2013)
Tăng cường pháp chế để hạn chế hành vi cản trở báo chí tác nghiệp  (26/02/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên