Quảng Ninh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, giữ vững đà tăng trưởng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
TCCS – Nhìn lại năm 2021, Quảng Ninh đạt được nhiều dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội. “Mục tiêu kép” đã hoàn thành, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Để chuẩn bị cho lộ trình năm 2022 và cho cả giai đoạn 2021 - 2025, tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh cuối năm, nhiều cơ chế, chính sách mới tiếp tục được tỉnh thông qua. Đây là những tiền đề quan trọng để tỉnh vững bước vào năm 2022, với những mục tiêu cao hơn, đột phá hơn nữa.
Dấu ấn nổi bật năm 2021
Báo cáo tại Kỳ họp thường lệ cuối năm 2021, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Tường Văn đã khẳng định: Trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, tỉnh đã phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là diễn biến rất phức tạp, khó lường của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống xã hội. Trong bối cảnh này, tỉnh đã ưu tiên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Trong đợt dịch lần thứ 3 và thứ 4, với những cách làm chủ động, từ xa, từ sớm, bám sát thực tiễn cơ sở, tỉnh đã nhanh chóng chặn đứng mọi nguồn lây, giữ vững địa bàn “an toàn - ổn định”; nhanh chóng tổ chức triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Đến nay, độ bao phủ mũi 1 đạt trên 98%, mũi 2 đạt trên 91,8% cho người từ 18 tuổi trở lên, tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi đủ điều kiện mũi 1 đạt 98,8%, mũi 2 đạt 83,7%.
Cùng với việc giữ vững địa bàn an toàn, Quảng Ninh từng bước “khơi thông” những điểm nghẽn trong nền kinh tế. Nhờ vậy, các khu vực kinh tế của tỉnh vẫn có đà tăng trưởng. Trong đó: Khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 4,51%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 14,59%; khu vực dịch vụ tăng 6,11%; thuế sản phẩm tăng 6,05%. Tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh năm 2021 ước đạt 10,28%, đứng thứ 2 so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, cao hơn nhiều lần so với tăng trưởng kinh tế của cả nước. GRDP bình quân đầu người ước đạt 7.614 USD, tăng trên 9% so với cùng kỳ năm 2020; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 93.938 tỷ đồng, tăng trên 10% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước cả năm ước đạt 51.064 tỷ đồng, bằng 115% dự toán trung ương giao, bằng 100,1% dự toán, tăng 4% cùng kỳ.
Sự chuyển động của Quảng Ninh trong năm 2021 có thể thấy rõ nét ở việc thúc đẩy khởi công, khởi động và hoàn thành hàng loạt các dự án, công trình lớn. Trong đó, phải kể đến quyết tâm lớn để 3 dự án giao thông trọng điểm dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 12-2021, gồm: Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đường bao biển nối Hạ Long - Cẩm Phả, cầu Cửa Lục 1. Cùng với đó là hàng loạt các dự án đi vào khởi công, khởi động như: Cầu Cửa Lục 3, Đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều; đường kết nối từ đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đến cảng Vạn Ninh; đường dẫn và cầu ra cảng tổng hợp Hòn Nét - Con Ong... Năm 2021 cũng ghi nhận là năm tỉnh thực hiện giải ngân vốn xây dựng cơ bản rất tốt, dự kiến đến 31-12-2021 giải ngân vốn xây dựng cơ bản của tỉnh đạt trên 95% - cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Những thành tựu năm 2021 của Quảng Ninh còn ghi nhận ở nhiều phương diện khác. Theo đó, đết năm 2021, toàn tỉnh có 98/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 43/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 19/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 9/13 địa phương cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 55%.
Các cấp, ngành thực hiện đầy đủ chính sách an sinh xã hội, các chế độ chính sách đối với gia đình người có công, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tổng chi an sinh xã hội năm 2021 đạt 1.790 tỷ đồng; trong đó, hỗ trợ 5.654 doanh nghiệp, 429.243 người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, với tổng số tiền 629 tỷ đồng. Năm 2021 có 461/833 hộ thoát nghèo, cả tỉnh hiện còn 372 hộ nghèo, chiếm 0,15% tổng số hộ dân toàn tỉnh.
Kỳ vọng bứt phá mạnh mẽ trong năm 2022
Những thành tựu của năm 2021 đã khẳng định quyết tâm lớn, cách làm sáng tạo, quyết liệt và hiệu quả của Quảng Ninh trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh trong trạng thái “chung sống an toàn với dịch bệnh”. Đây cũng chính là động lực mạnh mẽ để Quảng Ninh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 cũng như cho cả giai đoạn 2021 - 2025.
Đáng chú ý, năm 2022 là năm đầu thực hiện thời kỳ ổn định ngân sách 2022 - 2025, tỉnh Quảng Ninh có những thời cơ, thuận lợi mới, đan xen khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch COVID-19 có thể còn kéo dài, khó lường. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định chủ đề năm 2022 là: “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; giữ vững đà tăng trưởng; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Các chỉ tiêu phát triển kinh tế -xã hội tiếp tục được duy trì ở mức cao. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt trên 10%, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn không thấp hơn 52.600 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 10%, thu hút FDI đạt ít nhất 1,5 tỷ USD, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 11%, tỷ lệ đô thị hóa đạt 68,5%, giữ vững vị trí nhóm đầu cả nước về các Chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 85,85%, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 47,5%…
Báo cáo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Tường Văn tại Kỳ họp thứ 6, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIV, cũng đã chỉ rõ, năm 2022, tỉnh sẽ tiếp tục tập trung triển khai thực hiện 15 đề án, chương trình trọng điểm đề ra tại Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh, các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và chủ đề công tác năm 2022. Thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Tập trung nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng sẵn sàng ứng phó thường xuyên, kịp thời với các cấp độ diễn biến của dịch bệnh. Cùng với đó là đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với phương thức phát triển từ “nâu ” sang “xanh”.
Các khu vực kinh tế của tỉnh năm 2022 sẽ tiếp tục được cơ cấu lại. Trong đó, ở khu vực công nghiệp - xây dựng, tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo vào GRDP và thu ngân sách. Ở khu vực dịch vụ, tập trung phát triển các ngành dịch vụ tổng hợp, logistics; từng bước khôi phục du lịch. Ở khu vực nông, lâm, thuỷ sản, định hướng phát triển theo chiều sâu, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để gia tăng giá trị sản phẩm...
Cùng với nhóm nhiệm vụ giải pháp này, trong 27 nghị quyết Hội đồng nhan dân tỉnh thông qua tại Kỳ họp cuối năm, có nhiều quyết sách sẽ được thực thi ngay từ năm 2022 cũng sẽ góp thêm lực đẩy mạnh mẽ, đưa Quảng Ninh đạt được những thành tựu mới trong phát triển kinh tế -xã hội thời gian tới./.
Tỉnh Quảng Ninh: Nhiều giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược  (17/12/2021)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính họp trực tuyến với các địa phương về công tác phòng, chống COVID-19  (17/12/2021)
Chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch COVID-19 là tiêu chí bắt buộc trong đánh giá, xếp loại thi đua hằng năm của cán bộ, nhân viên tỉnh Quảng Ninh  (16/12/2021)
Quảng Ninh thắt chặt mức đánh giá an toàn phòng, chống dịch đối với các cơ sở kinh doanh du lịch  (16/12/2021)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam