HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Hải Minh - Thành phố Hồ Chí Minh: Thấm sâu, tỏa rộng phong trào làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ

Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương, việc thực hiện Cuộc vận động với chủ đề “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” trên địa bàn thành phố mang tên Người trong năm 2009 đã thực sự chuyển biến tích cực, đạt hiệu quả cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Đặc biệt, không chỉ chuyển biến về nhận thức, Cuộc vận động đã chuyển thành những hành động cụ thể, mang lại niềm tin và lợi ích thiết thực cho nhân dân.

ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI XI CỦA ĐẢNG

Nguyễn Đức Hà - Nhìn lại đại hội đảng bộ cấp huyện thí điểm trực tiếp bầu bí thư cấp ủy

Thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 04-8-2009, của Bộ Chính trị về “Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng”; Hướng dẫn số 34-HD/BTCTW, ngày 08-10-2009, của Ban Tổ chức Trung ương về “Thực hiện thí điểm chủ trương đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở trực tiếp bầu bí thư cấp ủy”, đến cuối tháng 7-2010, hầu hết các đảng bộ trực thuộc Trung ương đã hoàn thành chỉ đạo việc thực hiện thí điểm chủ trương này.

Như Hùng - Đảng bộ Petrosetco lãnh đạo phát triển kinh tế hiệu quả và bền vững

Đảng bộ Tổng Công ty Dịch vụ tổng hợp dầu khí Petrosetco (PTSC) xác định rõ, phải quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng vào việc cụ thể hóa thành những chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và gắn với xây dựng các cơ chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị ở đơn vị.

TIÊU ĐIỂM: CHUNG QUANH VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - TỪ SẢN XUẤT... TỚI THỊ TRƯỜNG

Trần Tiến Cường - Chuyển công ty nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Luật Doanh nghiệp 2005 quy định các công ty nhà nước phải chuyển đổi sang Luật Doanh nghiệp trước ngày 1-7-2010. Đến nay, thời điểm này đã qua, nhưng không ít vấn đề vẫn đang tồn tại và tiếp tục phát sinh. Vì vậy, cần có nhận thức đúng ý nghĩa và giải quyết một số vấn đề cần thiết, cấp bách nhằm thực hiện nghiêm những quy định của pháp luật.

Đỗ Xuân Trường - Giải quyết hài hòa giữa lợi ích ngân hàng và doanh nghiệp

Ngân hàng và doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, để ngân hàng và doanh nghiệp cùng phát triển bền vững và thực hiện mục tiêu chung là phát triển kinh tế đất nước thì rất cần phải giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên.

DIỄN ĐÀN CƠ SỞ

Thái Văn Rê - Doanh nghiệp, doanh nhân trẻ khu vực kinh tế tư nhân - thực tế và những vấn đề đặt ra

Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa dù còn những khó khăn nhưng các doanh nghiệp, doanh nhân trẻ đã có đóng góp tích cực. Giải quyết những khó khăn sẽ tạo điều kiện cho họ có nhiều cơ hội để cống hiến. Đây là trách nhiệm của toàn xã hội nhưng trước hết phải là của các nhà hoạch định, thực thi chính sách.

Xuân Nghi - Bảo vệ môi trường - một trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để phát triển bền vững

Bảo vệ môi trường là một vấn đề hết sức nan giải đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Người ta phải lo miếng ăn trước khi lo chuyện giữ sạch, làm sạch. Các doanh nghiệp, vì thế cũng thường nghĩ tới việc làm thế nào để có thể thu được lợi nhuận cao nhất, nhanh nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà quay lưng lại với môi trường, họ sẽ tự đào thải mình.

Hương Thảo - Trọng Khánh - Để ngành cà-phê Việt Nam phát triển bền vững

Giá cà-phê xuất khẩu Việt Nam giảm liên tục trong thời gian gần đây là một nghịch lý so với lợi thế phát triển ngành này mà chúng ta có được. Để ngành cà-phê phát triển bền vững và trở thành ngành chiến lược cho nông nghiệp nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung, cần tìm ra nguyên nhân để có hướng khắc phục những hạn chế hiện nay.

ĐIỀU TRA

Hạ Long - Sông Nhuệ - sông Đáy đang ở... “đáy” của sự sống?

Sông Nhuệ - sông Đáy đã từng là những dòng sông đẹp, như dải lụa xanh bao quanh Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đáng buồn, sự phát triển xem nhẹ bảo vệ môi trường đã hủy hoại nguồn nước, khiến lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy ngày nay trở thành một trong 3 con sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất ở nước ta, ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của 8,9 triệu người dân thuộc 5 tỉnh, thành phố nơi dòng sông đi qua.

GƯƠNG MẶT ANH HÙNG, XUẤT SẮC THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Lê Tuấn - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: chuẩn bị tâm thế, tiềm lực chủ động hội nhập sâu và hiệu quả vào nền tài chính thế giới

Với vị thế là một trong những định chế tài chính thuộc nhóm hàng đầu của Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) đang trong quá trình tái cơ cấu toàn diện hoạt động của mình, chuẩn bị cho những bước phát triển mới, tham gia chủ động và hiệu quả vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

KINH NGHIỆM TỪ CƠ SỞ

Nguyễn Dũng - Phát huy thương hiệu hồ tiêu Chư Sê, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường thế giới

Xây dựng và giữ vững thương hiệu hồ tiêu Chư Sê nhằm ổn định năng suất, sản lượng, nâng cao chất lượng hồ tiêu, chủ động chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới hiện đang là mục tiêu chiến lược, có ý nghĩa kinh tế hết sức quan trọng đối với Chư Sê nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung.

Nguyễn Quyết - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc phục vụ tốt hơn yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của Tập đoàn, hết tháng 6-2010, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc hoàn thành việc tiếp nhận lưới điện hạ áp của 2.741 xã nông thôn, miền núi trên địa bàn quản lý. Đây được xác định là bước tiến quan trọng cho mục tiêu phục vụ tốt nhu cầu về điện để cải thiện đời sống văn hóa, nâng cao dân trí đồng thời đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền Bắc.

Duy Anh - Đoàn Lương - Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước vượt khó, tạo thế chủ động trong chiến lược phát triển thị trường

Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường phù hợp với xu thế phát triển ở từng thời điểm, Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước từng bước vượt khó, tạo thế chủ động trong chiến lược phát triển thị trường và trở thành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu ở thành phố Đà Nẵng nói riêng, cả nước nói chung.

Hải Bình - An Giang với mô hình "liên kết bốn nhà" trong bao tiêu lúa Nhật cho nông dân

Hội Nông dân đứng ra làm đại diện đàm phán, ký kết hợp đồng tiêu thụ lúa Nhật cho người trồng lúa từng mùa vụ. Ngành nông nghiệp và doanh nghiệp phối hợp hỗ trợ kiến thức, kỹ thuật canh tác và quản lý quy trình sản xuất. Doanh nghiệp thực hiện bao tiêu ngay từ khâu cung ứng giống đến thu hoạch, thu mua, bảo đảm về giá cả... Chương trình bao tiêu lúa Nhật - mô hình "liên kết 4 nhà" đã mang lại hiệu quả cao, lợi ích thiết thực cho nông dân ở tỉnh An Giang.

Nguyễn Tuấn Sơn - Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông ở Nghệ An

Từ năm 2007, nền nông nghiệp nước ta đã gắn với thế giới thông qua sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp đạt năng suất cao và bền vững, cần chú trọng đến các hình thức bảo hộ nông nghiệp mà WTO cho phép, trong đó có hình thức thông qua công tác khuyến nông.

Thượng Tùng - Câu chuyện của một Việt kiều và khu xử lý chất thải rắn lớn nhất Việt Nam

Đầu tư thêm nhiều dự án về môi trường, y tế, giáo dục..., góp phần để Việt Nam thêm giàu mạnh và thịnh vượng là mong muốn và hành động của Đa-vít Dương - Việt kiều Mỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty CWS (California Waste Solutions) và Vietnam Waster Solution (VWS).

NHÌN RA THẾ GIỚI

Phongtisouk Siphomthaviboun - Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: Chính sách kinh tế đối ngoại thúc đẩy phát triển đất nước

Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nằm sâu trong lục địa của bán đảo Đông Dương, có chung 4.725 km đường biên giới với 5 nước láng giềng, 24 cửa khẩu cấp quốc tế và 21 địa phương, 27 cửa khẩu thông quan, nhưng lại không có cửa biển. Điều đó đã phần nào nói lên vai trò quan trọng của chính sách mở cửa kinh tế của đất nước Triệu Voi. Hiện nay, quan hệ với Việt Nam luôn là cơ bản trong chính sách đối ngoại của Lào.

Nguyễn Phương Hà - Mô hình đô thị hóa - công nghiệp hóa đi đôi với phát triển nông thôn ở Trung Quốc

Theo số liệu của Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc, tính đến năm 2008, số dân sống ở thành phố, thị trấn ở Trung Quốc là 607 triệu người; tốc độ đô thị hóa từ 7,3% (năm 1949) đã lên 45,6% (năm 2008), tăng hơn sáu lần. Số thành phố từ lúc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới thành lập là 132, đến năm 2008 tăng lên là 655 thành phố. Trung Quốc đã bước đầu hình thành hệ thống thành phố, thị trấn: lấy thành phố lớn làm trung tâm; thành phố vừa và nhỏ làm nòng cốt; thành phố, thị trấn nhỏ làm cơ sở phát triển nhịp nhàng theo nhiều cấp độ, đi theo con đường phát triển đô thị hóa đặc sắc Trung Quốc.

NHỊP CẦU BẠN ĐỌC

*** Một số vấn đề về doanh nghiệp với trách nhiệm bảo vệ môi trường

Lời Bộ Biên tập: Muốn phát triển kinh tế không thể thiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ sản xuất đang trở thành mối đe dọa sức khỏe cộng đồng. Vậy, làm thế nào để vừa bảo vệ môi trường, vừa tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp? Đó là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp và bạn đọc quan tâm.