Nông nghiệp xuất siêu 3,7 tỉ USD trong tám tháng
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành nông nghiệp đã xuất siêu khoảng 3,7 tỉ USD trong tám tháng đầu năm nay.
Hoạt động xuất khẩu nông sản tám tháng đầu năm đạt kết quả tốt, nhất là những tháng giữa năm khi yếu tố thị trường thế giới có lợi cho mặt hàng lương thực thực phẩm.
Giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tháng 8 ước đạt 1,75 tỉ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này tám tháng đầu năm lên mức 12,2 tỉ USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2009.
Các mặt hàng nông sản chính đạt 6,5 tỉ USD, tăng 16,6%; thủy sản đạt 2,95 tỉ USD, tăng 12,9%; lâm sản đạt 2,28 tỉ USD, tăng 35,8%.
Trong khi đó, tổng giá trị nhập khẩu của các mặt hàng nông, lâm, thủy sản và vật tư, nguyên liệu tám tháng đầu năm ở mức 8,5 tỉ USD, tăng đến 28,9% so với cùng kỳ năm 2009. Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn là phân bón, thức ăn gia súc và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, nguyên liệu gỗ và sản phẩm gỗ.
Diễn biến thời tiết bất thường ở nhiều nơi trên thế giới, cộng với giá lúa mỳ tăng cao khiến nhiều nước châu Phi chuyển sang mua gạo, làm nhu cầu gạo trên thị trường thế giới tăng, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Tổng lượng gạo xuất khẩu tám tháng của Việt Nam đạt khoảng 5 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,4 tỉ USD, tăng cao cả về lượng (8,2%) và giá trị (12,8%) so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, do chỉ tiêu xuất khẩu gạo đã gần đạt nên từ giờ đến cuối năm, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng không ký kết thêm nhiều hợp đồng.
Với mặt hàng cao su, kim ngạch xuất khẩu tăng tới 89% do giá tăng mạnh trong năm nay, gấp hai lần so với cùng kỳ năm ngoái, bình quân bảy tháng đầu năm đạt 2.752 USD/tấn. Thị trường tiêu thụ cao su hàng đầu của Việt Nam vẫn là Trung Quốc, chiếm tới 68% về lượng và 56,5% về giá trị.
Xuất khẩu lâm sản và đồ gỗ năm nay gặp nhiều thuận lợi sau khi nền kinh tế phục hồi, các thị trường nhập khẩu lớn đều có sự tăng trưởng từ 10-200% so với cùng kỳ năm 2009.
Các nước EU tiếp tục là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao với khối lượng trên 200.000 tấn, chiếm 28,5% tổng khối lượng xuất khẩu thủy sản, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2009 và giá trị 621 triệu USD chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tăng 7,6%. Hai thị trường Nhật Bản và Mỹ cũng duy trì được tốc độ tăng trưởng khá ở mức xấp xỉ 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Bộ Nông nghiệp, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sẽ đạt khoảng 16 tỉ USD, tăng khoảng 700 triệu USD so với năm 2009./.
Kỳ họp thứ 12 Hội đồng Lý luận Trung ương: Đóng góp một số nội dung trong các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng  (26/08/2010)
Khoảng cách phát triển là trở ngại lớn của ASEAN  (26/08/2010)
Khoảng cách phát triển là trở ngại lớn của ASEAN  (26/08/2010)
Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010: Đánh giá đúng thành tựu, nhìn thấu những khó khăn, hạn chế để tiếp tục vươn lên  (26/08/2010)
Kết thúc phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (26/08/2010)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên