Thường trực Chính phủ họp về chương trình mục tiêu dành cho đồng bào dân tộc thiểu số
TCCS - Ngày 24-4-2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, hiện cả nước có hơn 14,1 triệu đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 14,7% số dân cả nước. Mặc dù kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, nhưng vẫn là vùng khó khăn nhất cả nước. Thu nhập bình quân của hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều nơi chỉ bằng 40% - 50% số thu nhập bình quân trong khu vực.
Báo cáo đề xuất của Ủy ban Dân tộc trình nêu rõ, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 sẽ thực hiện đối với các xã, thôn có tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số từ 15% trở lên, theo 2 giai đoạn. Tổng vốn thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 là khoảng 204.000 tỷ đồng và trong giai đoạn 2026 - 2030 là hơn 210.500 tỷ đồng, gồm nhiều nguồn, như ngân sách trung ương, địa phương, vốn tín dụng chính sách, các nguồn lực khác. Mục tiêu đến năm 2025 là giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số hằng năm trên 3%, tăng thu nhập của các hộ gia đình dân tộc thiểu số gấp trên 2 lần so với năm 2019 và đến năm 2030 tỷ lệ hộ nghèo xuống giảm xuống còn dưới 10%. Ủy ban Dân tộc đề xuất 10 dự án thuộc một số lĩnh vực khác nhau.
Ủy ban Dân tộc cho rằng, bên cạnh việc bố trí đủ, kịp thời nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu, cần quan tâm bố trí vốn tín dụng chính sách xã hội cho vay theo dự án quy mô vừa và nhỏ, tạo sinh kế cho người dân theo phương châm “vừa cho cần câu, vừa cho cá” tiến tới “chỉ cho cần câu, phải tự câu cá”.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các ý kiến tại cuộc họp, việc đề xuất thực hiện Chương trình là cần thiết; một số bộ liên quan cần phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Dân tộc để rà soát nội dung các chương trình, bảo đảm không trùng lắp, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công.
Đánh giá cao Ủy ban Dân tộc đã chuẩn bị công phu, có trách nhiệm, Thủ tướng cho rằng đây là một trong ba chương trình mục tiêu quốc gia lớn, thể tình cảm, trách nhiệm đối với đồng bào dân tộc thiểu số, để đồng bào có đời sống vật chất, tinh thần tốt hơn. Ủy ban Dân tộc tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, hoàn thiện thiện hồ sơ, báo cáo về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình này, lấy ý kiến của Chính phủ để sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thủ tướng nêu rõ yêu cầu là không trùng lặp với 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, “tận dụng được những nguồn vốn khác nhau để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì càng quý”, không chỉ dựa vào ngân sách. Chương trình cần bám sát mục tiêu, nội dung trong nghị quyết của Quốc hội, ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị.
Thủ tướng nhất trí với nội dung Chương trình là nên tập trung vào hỗ trợ sinh kế, cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với các công trình kết cấu hạ tầng khác như điện, đường, trường, trạm... cần rà soát kỹ, chỉ đầu tư những công trình thực sự cần thiết mà chưa được đầu tư trước đây. Chương trình cần nghiên cứu để đưa vào các giải pháp cụ thể hơn nhằm giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.
Chương trình cũng cần căn cứ vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng theo quy hoạch để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. Chương trình nên có cơ chế đặc thù, bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả.
* Tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ cũng đã nghe Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về việc hoàn thiện dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục doanh nghiệp thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 thay thế Quyết định số 1232/QĐ-TTg.
Sau khi lắng nghe các ý kiến, Thủ tướng Chính phủ đề nghị rà soát, tính toán chặt chẽ việc thoái vốn trong một số lĩnh vực; nhấn mạnh tinh thần công khai, minh bạch, chống tham nhũng, tiêu cực./.
Thanh Hải (tổng hợp)
Hà Nội cần quyết liệt, chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phục hồi, phát triển kinh tế  (21/04/2020)
Chính phủ tìm phương án tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh ứng phó dịch COVID-19  (14/04/2020)
Chính phủ triển khai gói an sinh xã hội hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19  (06/04/2020)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển