Chính phủ triển khai gói an sinh xã hội hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19
TCCS - Ngày 5-4-2020, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp của Thường trực Chính phủ, thảo luận về gói hỗ trợ an sinh xã hội hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, trước dịch COVID-19, Chính phủ và cả hệ thống chính trị đã tập trung công sức, thời gian, trí tuệ để chống dịch và bước đầu mang lại hiệu quả. Đồng thời với công bố dịch trên toàn quốc, nhiều biện pháp cần thiết đã được áp dụng trên cả nước.
Cùng với ưu tiên chống dịch, Thường trực Chính phủ và Chính phủ đã thảo luận nhiều lần về gói an sinh xã hội để sớm hỗ trợ những người khó khăn trong xã hội. Tiếp ngay sau gói này, Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Sau khi các bộ, ngành, cơ quan của Quốc hội nêu ý kiến, Thủ tướng nhấn mạnh, Nhà nước bằng các biện pháp, nguồn lực khác nhau cần thiết phải hỗ trợ những người yếu thế trong xã hội gặp khó khăn do COVID-19, không để người dân nào đói cơm, lạt muối. Chính sách này khi triển khai cũng góp phần dưỡng sức, tái sản xuất sức lao động, là động lực tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn thiện báo cáo trình Thường vụ Quốc hội tại phiên họp ngày 6-4-2020.
Về đối tượng dự kiến được hưởng chính sách, Thủ tướng kết luận, cơ bản các thành viên Chính phủ thống nhất 7 nhóm đối tượng, trong đó 6 nhóm đối tượng được hỗ trợ từ ngân sách, một nhóm đối tượng được doanh nghiệp vay lãi suất ưu đãi 0% để hỗ trợ. Mức hỗ trợ cơ bản thống nhất với đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong dự thảo Nghị quyết.
Thủ tướng lưu ý các đối tượng rất cần quan tâm, cần được hỗ trợ, trước hết là hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo, người có công, thu nhập giảm sâu do dịch COVID-19.
Về nguồn hỗ trợ, Thủ tướng đề cập đến các nguồn tiết kiệm chi như chi thường xuyên, giảm hội nghị, hội thảo, giảm đi công tác nước ngoài, giảm các lễ hội; các nguồn tăng thu năm 2019, dự phòng năm 2020 và các nguồn hợp pháp khác. Trong đó có tính toán đến sử dụng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp sau khi xin ý kiến các cơ quan chức năng.
Tại buổi làm việc, các thành viên Chính phủ cũng đã thống nhất về mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương, mức hỗ trợ từ ngân sách địa phương với từng trường hợp cụ thể. Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động chi. Thủ tướng nhấn mạnh đến trách nhiệm của chính quyền địa phương và doanh nghiệp trong triển khai Nghị quyết.
Tại phiên họp, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành chuẩn bị kỹ các phương án thực hiện chính sách để khi được ban hành đi vào cuộc sống ngay, bảo đảm yêu cầu dân chủ, công khai, minh bạch, thuận lợi. Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp giám sát, chống tình trạng lợi dụng chính sách và xử lý nghiêm tình trạng vi phạm./.
Trung Duy (tổng hợp)
Thành phố Hà Nội giao 650 tỷ đồng vốn uỷ thác giúp người dân vượt khó  (06/04/2020)
Ngân hàng Chính sách xã hội đồng hành cùng người yếu thế và lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19  (03/04/2020)
Phát huy dân chủ gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương ở nước ta hiện nay  (03/04/2020)
Chính phủ nỗ lực bảo đảm an sinh, trật tự, an toàn xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, đứng vững trước khó khăn  (01/04/2020)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển