Thành phố Hà Nội giao 650 tỷ đồng vốn uỷ thác giúp người dân vượt khó
TCCS - Thành phố Hà Nội sẽ bổ sung nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác cho chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội năm 2020 (đợt 1) là 650 tỷ đồng để đáp ứng khoảng 65% nhu cầu vốn cần thiết bổ sung để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố nhằm phục hồi sản xuất, khắc phục thiệt hại do dịch bệnh COVID-19 năm 2020.
Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong việc bổ sung 650 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách thành phố uỷ thác (đợt 1) qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thành phố cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn để phục hồi sản xuất, khắc phục thiệt hai do dịch bệnh COVID-19.
Trước đó, vào ngày 30-3-2020, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có văn bản đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố đồng ý việc bổ sung vốn uỷ thác năm 2020 vì mục đích trên. Cụ thể, thành phố Hà Nội sẽ bổ sung nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác cho chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội năm 2020 (đợt 1) là 650 tỷ đồng để đáp ứng khoảng 65% nhu cầu vốn cần thiết bổ sung để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố nhằm phục hồi sản xuất, khắc phục thiệt hại do dịch bệnh COVID-19 năm 2020. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.
Sau khi được cấp vốn, Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị chi nhánh NHCSXH thành phố chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, hội, đoàn thể nhận ủy thác tập trung giải ngân kịp thời đến các đối tượng thụ hưởng để hỗ trợ, khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, theo thứ tự ưu tiên.
Về đối tượng, trước hết ưu tiên cho những hộ được giãn nợ, gia hạn nợ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn để phục hồi sản xuất, kinh doanh. Thứ hai là tới hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình trên địa bàn. Thứ ba là các đối tượng chính sách khác. Thứ tư là cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút lao động.
Về ngành, nghề cho vay, sẽ ưu tiên các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng với dịch bệnh COVID-19; các ngành phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung ứng lương thực, thực phẩm, y tế cho nhân dân và các ngành, nghề dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân trên địa bàn.
Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp huyện thường xuyên chỉ đạo hội, đoàn thể nhận ủy thác, chính quyền cấp xã, các tổ tiết kiệm và vay vốn tại cơ sở cần tổ chức bình xét cho vay công khai, đúng đối tượng thụ hưởng, không để tổ chức cá, nhân lợi dụng chính sách. Bên cạnh đó, tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng chính sách, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn kịp thời, không để phát sinh nợ xấu.
Chi nhánh NHCSXH thành phố phối hợp với chính quyền địa phương, hội, đoàn thể nhận ủy thác các cấp cần nắm bắt diễn biến của dịch bệnh COVID-19, chủ động thường xuyên rà soát những trường hợp khách hàng vay vốn bị thiệt hại. Đối với những trường hợp đủ điều kiện xử lý rủi ro cần hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt theo đúng quy định. Sau đợt giao vốn uỷ thác này, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục bố trí vốn đợt tiếp theo từ nguồn kết dư ngân sách thành phố năm 2019 theo đúng Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22-11-2014, của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Theo báo cáo của chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội, dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm và đặc biệt là dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sản xuất của người nghèo và các hộ chính sách trên địa bàn. Qua rà soát bước đầu, dịch bệnh ảnh hưởng tới nhu cầu vay vốn bổ sung để khôi phục sản xuất, kinh doanh trong năm 2020 là khoảng 1.000 tỷ đồng cho 25.000 khách hàng (đủ điều kiện vay vốn) và nhu cầu bổ sung vốn để bù đắp số vốn chưa thu hồi được so với kế hoạch thu hồi trong năm 2020 là 412 tỷ đồng. Cũng theo NHCSXH, nhóm ngành, nghề vay vốn bị ảnh hưởng nhiều nhất là ngành chăn nuôi, buôn bán nhỏ và kinh doanh dịch vụ, y tế, vận tải. Nhóm này đang có tổng dư nợ là 2.384 tỷ đồng và chiếm 28% tổng dư nợ cho vay./.
Vingroup sản xuất máy thở và máy đo thân nhiệt  (03/04/2020)
Ngân hàng Chính sách xã hội đồng hành cùng người yếu thế và lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19  (03/04/2020)
VietinBank bứt phá cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa  (01/04/2020)
Giải pháp nào cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xăng dầu?  (01/04/2020)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm