Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư nước ngoài tập trung tạo việc làm ở các nước nghèo nhất
Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi tập trung các nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào mục tiêu tạo việc làm và đa dạng hóa nền kinh tế của các nước chậm phát triển nhất thế giới (LDC).
Báo cáo mới nhất của Hội nghị LHQ về buôn bán và phát triển (UNCTAD) nhấn mạnh: bài học từ thập kỷ 2001 - 2010 về các nguồn FDI cho thấy trọng tâm FDI của thập kỷ này tập trung vào khai thác các tài nguyên đã không giúp các nước LDC thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự chậm phát triển. Các nền kinh tế của 48 nước LDC vẫn bị gạt ra bên lề nền kinh tế thế giới mặc dù tổng đầu tư FDI vào các nước này đã đạt tới 24 tỉ USD năm 2010. Các nguồn FDI này không tạo ra nhiều việc làm và không thúc đẩy các nền kinh tế LDC tăng trưởng dài hạn và trên cơ sở mở rộng thông qua tăng cường quan hệ chuyển giao tri thức và công nghệ giữa các công ty nước ngoài và công ty trong nước LDC.
Báo cáo của UNCTAD nhấn mạnh tăng cường sức mạnh kinh tế và giảm đói nghèo là 2 trọng tâm của Hội nghị LHQ lần thứ 4 về các nước LDC vào ngày 9-5 tới tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Để đáp ứng 2 mục tiêu này, UNCTAD đề nghị thiết lập Quỹ Phát triển cơ sở hạ tầng các nước LDC và chương trình viện trợ tăng cường năng lực sản xuất để hỗ trợ đào tạo công nghệ, giáo dục và kỹ năng kinh doanh cho các nước LDC.
Quỹ này sẽ cải thiện năng lực thu hút FDI của các nước LDC thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng như cung cấp điện, đường giao thông, đường sắt và kết nối Internet. UNCTAD cũng kêu gọi chính phủ các nước LDC và các đối tác phát triển nước ngoài tăng cường thu hút các nhà đầu tư quốc tế vừa và nhỏ đồng thời phát triển các chiến lược khuyến khích nhằm mở ra cơ hội để các nhà đầu tư sử dụng công nghệ hiện đại “đi tắt đón đầu” tạo ra bước nhảy vọt trong các lĩnh vực như thông tin và viễn thông.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng nêu bật nhu cầu của các nước LDC trong việc đa dạng nền kinh tế và đảm bảo việc làm. Tăng trưởng việc làm hiện nay ở các nước này trung bình là 2,9% mỗi năm, cao hơn chút ít so với tốc độ tăng dân số nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng tổng sản phẩm nội địa GDP. Mức tăng này không đủ để tạo ra các lợi ích kinh tế và xã hội khiến đa số người lao động luôn trong tình trạng không ổn định về việc làm và không thể thoát nghèo.
Trong tổng số 48 nước LDC theo quy chế của LHQ có 33 nước châu Phi, 14 nước châu Á và châu Đại dương, 1 nước ở khu vực Ca-ri-bê./.
22,5 triệu USD dành cho Dự án Y tế Việt Nam  (04/05/2011)
Hơn 55 vạn khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long trong tuần du lịch  (04/05/2011)
Thành lập Viện Công nghệ xi măng VICEM  (04/05/2011)
10 năm Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước  (04/05/2011)
Đối ngoại nhân dân góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của đất nước  (04/05/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay