10 năm Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước
TCCSĐT: - Thưa đồng chí Thứ trưởng Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước đã được triển khai thực hiện qua 10 năm, xin đồng chí đánh giá tổng quát những kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua.
Đồng chí Nguyễn Tiến Dĩnh (Đ/C NTD): - Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17-9-2001 phê duyệt. Cải cách hành chính đã được triển khai trên các nội dung: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; hiện đại hoá nền hành chính. Qua 10 năm triển khai, có thể khẳng định những kết quả tích cực đã đạt được của cải cách hành chính: bộ mặt của nền hành chính nhà nước đã bước đầu thay đổi, hướng tới phục vụ dân, xã hội, hệ thống thể chế được xây dựng và hoàn thiện hơn, tổ chức bộ máy tinh gọn hơn và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên một bước, cải cách hành chính đã thực sự góp phần vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và trật tự xã hội ở nước ta trong thời gian qua.
TCCSĐT: - Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn những mặt hạn chế. Chúng tôi nghĩ rằng Chương trình có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục phát huy mặt được và khắc phục thiếu sót. Xin Thứ trưởng cho ý kiến về vấn đề này?
Đ/C NTD: Một là, nhận thức của các cấp, các ngành về mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của cải cách hành chính đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước có ý nghĩa quyết định chi phối tới hành động cụ thể, trực tiếp trong cải cách hành chính. Do đó, phải coi trọng công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính đối với các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân để nâng cao nhận thức toàn xã hội.
Hai là, bảo đảm sự nhất quán, kiên trì, liên tục trong triển khai cải cách hành chính từ xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính hằng năm theo Chương trình của Chính phủ. Các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh cần xác định rõ mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp đến tổ chức và kiểm tra thực hiện; đánh giá, kiểm điểm kết quả cải cách hành chính phải dựa vào mục tiêu đã đặt ra cũng như tác động tới xã hội của cải cách nền hành chính.
Ba là, công tác chỉ đạo triển khai thống nhất, đồng bộ từ Chính phủ tới các cấp chính quyền địa phương có vai trò quyết định đến sự thành công của Chương trình. Cần phải có cải cách hành chính là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, gắn với quá trình tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức. Cải cách hành chính phải đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị, cải cách kinh tế, cải cách lập pháp và cải cách tư pháp.
Bốn là, nâng cao vai trò của cơ quan chủ trì tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác điều phối chung, tổng hợp, đôn đốc và theo dõi việc thực hiện các nội dung, các đề án, dự án của Chương trình cải cách hành chính.
Năm là, coi trọng công tác thí điểm, làm điểm để nhân rộng trong triển khai cải cách hành chính. Thông qua thí điểm mới có điều kiện đánh giá, sơ kết, tổng kết, rút ra những vấn đề cần xử lý tiếp và nhân rộng nếu thấy đúng.
Sáu là, xác định các mục tiêu phù hợp, thiết thực và coi trọng hiệu quả. Việc tổ chức thực hiện các Chương trình hành động phải gắn với tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cơ chế tổ chức thực hiện các Chương trình hành động, sự phân công, phối hợp giữa các bộ có liên quan vừa qua chưa phù hợp với tính hệ thống của chương trình tổng thể làm ảnh hưởng tới kết quả và tính thời gian của sản phẩm các chương trình hành động.
Bảy là, điều kiện quan trọng bảo đảm sự thành công của cải cách hành chính là sự thể hiện quyết tâm chính trị và trách nhiệm của người đứng đầu. Trên thực tế, bài học kinh nghiệm này chưa được thực hiện một cách triệt để, mặc dù nghị quyết của Đảng, văn bản của Chính phủ đã quy định rõ nhưng thiếu biện pháp cụ thể để thực thi.
TCCSĐT: - Vậy trong thời gian tới chúng ta cần có những giải pháp gì để khắc phục tình trạng trên, thưa Thứ trưởng?
Đ/C NTD: - Trên cơ sở kết quả đạt được trong công cuộc cải cách hành chính 10 năm qua và thực trạng nền hành chính của đất nước, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua đã nêu rõ 3 giải pháp đột phá nhằm đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong đó tiếp tục khẳng định: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Nhận thức về tính cấp thiết đó để có những giải pháp để khắc phục căn bản tình trạng trên thì cải cách hành chính cần được chỉ đạo và điều hành sát sao và dứt điểm đúng với yêu cầu của một nhiệm vụ đột phá, theo đó, cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 cần tiếp tục được triển khai, quán triệt thực hiện như sau:
Thứ nhất, cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị; phải đáp ứng yêu cầu hoàn thiện nhanh và đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục làm rõ và đúng chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan hành chính, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng và phù hợp; xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp và hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại. Đến năm 2020 xây dựng được một nền hành chính phục vụ trong sạch, tinh gọn, minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội.
Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể về sửa đổi, bổ sung các văn bản luật quan trọng về tổ chức bộ máy, rà soát, ban hành các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân các cấp và ban hành các thể chế về công chức, công vụ, về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực; thực hiện các quy định về kiểm soát thủ tục hành chính; công khai hóa các thủ tục hành chính và nghiên cứu thực hiện thống nhất cách tính chi phí cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết các thủ tục hành chính.
Thứ ba, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, trong đó tập trung rà soát, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính các cấp, mạnh dạn chuyển giao những nội dung cơ quan hành chính nhà nước không nên làm hoặc làm không hiệu quả cho các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận; tiếp tục thực hiện mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; đẩy mạnh phân cấp; đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công.
Thứ tư, cải cách chế độ công vụ, công chức, tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức; xây dựng cơ cấu công chức gắn với vị trí việc làm; hoàn thiện chế độ tuyển dụng, thi nâng ngạch, chế độ đánh giá cán bộ, công chức, chế độ đào tạo, bồi dưỡng và chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức.
Thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính, đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính một cách hiệu quả, cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến để tạo thuận lợi cho tổ chức và cá nhân trong các giao dịch với cơ quan hành chính.
TCCSĐT: - Xin đồng chí Thứ trưởng nêu tổng quát về Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020?
Đ/C NTD: - Theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 04 tháng 03 năm 2011 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2011 và căn cứ Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị trực tuyến tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và xây dựng Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, bộ Nội vụ đã xây dựng Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp tổ chức thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong triển khai thực hiện Chương trình.
Mục tiêu chung của Chương trình cải cách hành chính giai đoạn tới là thông qua cải cách để có được một hệ thống thể chế kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện, giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước, coi trọng cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.
Trọng tâm cải cách hành chính trong cả giai đoạn 10 năm là: xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có yếu tố hết sức quan trọng là cải cách chế độ, chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức làm việc; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.
Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 có 6 nhiệm vụ là: cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công, hiện đại hoá hành chính được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (2011-2015) và giai đoạn 2 (2016-2020), nêu rõ các mục tiêu định lượng cụ thể phải đạt được.
Điểm mới trong Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 này đã quy định cụ thể kinh phí dành cho chương trình gồm ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, đề án trên quy mô toàn quốc; ngân sách trung ương hỗ trợ đối với một số địa phương khó khăn để bảo đảm kinh phí triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính nhằm bảo đảm sự thực hiện thống nhất, đồng bộ các chương trình, dự án, đề án cải cách hành chính có quy mô quốc gia; ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bảo đảm kinh phí thực hiện các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ cải cách hành chính của mình từ dự toán chi ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền giao và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 cũng nêu lên danh mục 19 chương trình, dự án, đề án nhiệm vụ quy mô quốc gia cần phải thực hiện trong đó quy định rõ cơ quan chủ trì, kinh phí dành cho thực hiện chương trình.
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Thứ trưởng!
Đối ngoại nhân dân góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của đất nước  (04/05/2011)
65 năm thành lập ngành Thống kê Việt Nam (6-5-1946 - 6-5-2011) Thông tin thống kê – công cụ quan trọng để có chính sách đúng  (04/05/2011)
Thực hiện nhiệm vụ ngân hàng năm 2010 và định hướng năm 2011  (04/05/2011)
Phương hướng nhiệm vụ hoạt động tài chính - ngân sách năm 2011  (04/05/2011)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên