Thủ tướng Chính phủ thành lập 2 Phân ban hợp tác với nước ngoài
21:10, ngày 12-05-2017
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Phân ban hợp tác Việt Nam-Peru và Phân ban hợp tác Việt Nam-Uruguay.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ về các vấn đề kinh tế và hợp tác kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Peru; thành lập Phân ban Việt Nam trong Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác Kinh tế, Thương mại và Đầu tư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Đông Uruguay.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải làm Chủ tịch 2 Phân ban trên. Thư ký 2 Phân ban là cán bộ cấp Vụ của Văn phòng Chính phủ.
Các thành viên thường trực của 2 Phân ban gồm đại diện cấp Vụ các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ. Tùy theo nội dung từng kỳ họp, Chủ tịch Phân ban có thể mời đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan tham gia.
Nhiệm vụ của Phân ban hợp tác Việt Nam-Peru được quy định tại Điều 2 Hiệp định về việc thành lập Ủy ban liên Chính phủ về các vấn đề kinh tế và hợp tác kỹ thuật giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Peru ký ngày 27-8-2015.
Còn nhiệm vụ của Phân ban hợp tác Việt Nam-Uruguay được quy định tại Điều 3 Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Đông Uruguay ký ngày 09-12-2013.
Các thành viên 2 Phân ban nêu trên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm cá nhân đối với lĩnh vực công tác được giao và tuân thủ các quy định tại Quyết định số 30/2016/QĐ-TTg ngày 28-7-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài./.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải làm Chủ tịch 2 Phân ban trên. Thư ký 2 Phân ban là cán bộ cấp Vụ của Văn phòng Chính phủ.
Các thành viên thường trực của 2 Phân ban gồm đại diện cấp Vụ các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ. Tùy theo nội dung từng kỳ họp, Chủ tịch Phân ban có thể mời đại diện các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan tham gia.
Nhiệm vụ của Phân ban hợp tác Việt Nam-Peru được quy định tại Điều 2 Hiệp định về việc thành lập Ủy ban liên Chính phủ về các vấn đề kinh tế và hợp tác kỹ thuật giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Peru ký ngày 27-8-2015.
Còn nhiệm vụ của Phân ban hợp tác Việt Nam-Uruguay được quy định tại Điều 3 Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Đông Uruguay ký ngày 09-12-2013.
Các thành viên 2 Phân ban nêu trên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm cá nhân đối với lĩnh vực công tác được giao và tuân thủ các quy định tại Quyết định số 30/2016/QĐ-TTg ngày 28-7-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ với nước ngoài./.
Sự nguy hại của tham nhũng  (12/05/2017)
Quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng trong thực hiện quyền phụ nữ ở Việt Nam  (12/05/2017)
Thủ tướng tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2017  (12/05/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên