Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn phải hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng và kinh tế
Chiều 19-12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm cơ sở vật chất và làm việc với Ban Giám đốc, cán bộ, chiến sỹ Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn - một đơn vị mạnh về kinh tế quốc phòng, trực thuộc Quân chủng Hải Quân Nhân dân Việt Nam.
Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn là doanh nghiệp quốc phòng - kinh tế thuộc Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng, hoạt động theo mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và được xếp hạng Tổng Công ty đặc biệt vào năm 2010. Bên cạnh nhiệm vụ quân sự quốc phòng, doanh nghiệp đặc thù này có tổng giá trị vốn hóa lên đến trên 30.000 tỷ đồng, có nhiệm vụ phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế biển với 3 ngành, nghề kinh doanh chính là khai thác cảng, dịch vụ logistic và vận tải biển.
Với 17 cảng có thể đón các phân khúc tàu đến 200.000 DWT và nhiều cơ sở khác, dịch vụ khai thác cảng container của đơn vị hiện chiếm gần 50% thị phần container nhập khẩu của Việt Nam, 89% thị phần khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Dịch vụ logistic của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đứng vào top 20 doanh nghiệp logistic hàng đầu Việt Nam; dịch vụ vận tải biển hiện chiếm 25% thị phần vận tải biển nội địa. Tăng trưởng bình quân của Tổng Công ty là 21%/năm. Năm 2016, dự kiến doanh thu của đơn vị đạt 17.263 tỷ đồng, tăng 12%, lợi nhuận đạt 1.952 tỷ đồng.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng đánh giá cao những kết quả đạt được của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn thời gian qua, với định hướng liên kết và đi đầu trong phát triển hạ tầng. Tổng Công ty đã chú trọng công tác cải cách hành chính để giảm thời gian giải phóng tàu. Thủ tướng biểu dương tinh thần dám nghĩ, dám làm, năng động sáng tạo của toàn thể lãnh đạo, sỹ quan, cán bộ công nhân viên Tổng Công ty.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, nhiệm vụ giữ gìn an ninh biển, đảo cùng với hội nhập sâu rộng là cấp bách. Tổng Công ty phải tiếp tục khởi nghiệp không ngừng, sáng tạo trong kinh doanh, xây dựng Tân Cảng thành tập đoàn kinh tế quốc phòng hàng đầu Việt Nam .
Tổng Công ty cũng cần mở rộng địa bàn sản xuất, tập trung vào các vị trí chiến lược đã được phê duyệt, tạo điểm nhấn mới cho việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Cùng với đó là tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp theo đúng kế hoạch lộ trình trên tinh thần luôn duy trì tư duy khởi nghiệp để phát triển mạnh mẽ hơn. Đi cùng với đó là phát huy tinh thần, phẩm chất người lính khởi nghiệp, đổi mới không ngừng, năng động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Thủ tướng cũng yêu cầu Tổng Công ty tập trung đổi mới mô hình quản trị đảm bảo thực hiện cả hai nhiệm vụ quốc phòng và kinh tế, đặc biệt là chú trọng nâng cao năng suất lao động, bảo đảm thu nhập cho người lao động, phát huy văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp quân đội, coi đây là vấn đề then chốt và tạo sự khác biệt của doanh nghiệp quân đội, nâng cao năng lực cạnh tranh./.
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên