Thành ủy Hà Nội đưa ra 8 giải pháp trọng tâm chống tham nhũng
21:47, ngày 26-08-2016
Ngày 26-8, Đoàn công tác số 1, Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, do đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn đã làm việc với Thành ủy Hà Nội.
Tại cuộc làm việc, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết: Hà Nội có vị trí địa lý, vai trò đặc biệt quan trọng về nhiều mặt, có những lợi thế tiềm năng và điều kiện thuận lợi cơ bản, nhưng cũng có nhiều khó khăn thách thức trong công tác quản lý nhà nước nói chung và công tác phòng, chống tham nhũng nói riêng.
Thời gian qua, thành phố đặc biệt quan tâm và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, vừa mang tính cấp bách, thường xuyên và lâu dài.
Thành phố đã mở hàng ngàn lớp học, hội nghị tuyên truyền về phòng chống tham nhũng cho gần 1,5 triệu lượt cán bộ, công chức, viên chức; rà soát, sửa đổi, điều chỉnh và ban hành hàng trăm văn bản phù hợp hơn với điều kiện thực tế.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng chỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác này của Hà Nội, trong đó nhận thức của một số cấp ủy và cán bộ đảng viên về công tác còn chưa đầy đủ.
Có cấp ủy từ công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện còn nặng nề về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chất lượng tổ chức thực hiện chưa cao.
Thời gian tới, Thành ủy Hà Nội đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phòng chống tham nhũng, trong đó giải pháp quan trọng được đặt lên hàng đầu là nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về chủ trương, pháp luật phòng chống tham nhũng rộng rãi trong cán bộ, đảng viên.
Hà Nội kiến nghị Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cần sửa đổi, bổ sung Quy định 183-QĐ/TW, ngày 08-4-2013 của Ban Bí thư quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương theo hướng xây dựng lực lượng cán bộ đủ mạnh để phục vụ nhiệm vụ; rõ về thẩm quyền trong thực thi nhiệm vụ; quy định rõ phạm vi công tác kiểm tra về phòng chống tham nhũng; quy định rõ phạm vi hoạt động tham gia về công tác cán bộ.
Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đánh giá Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong công tác phòng chống tham nhũng, với nhiều chương trình, mô hình hay trong triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, Hà Nội cần lưu tâm đến việc hoàn thiện các hệ thống văn bản để làm sao người thực hiện không có nhiều kẽ hở để “lách” và hạn chế các bất cập, chồng chéo trong quá trình giải quyết công việc. Những trường hợp vi phạm cần được xử lý nghiêm minh, tuy nhiên, trong quá trình xử lý phải cân nhắc rất kỹ động cơ, mục đích để xử lý đúng, tránh oan sai.
Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đông đảo cán bộ về phòng, chống tham nhũng./.
Thời gian qua, thành phố đặc biệt quan tâm và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, vừa mang tính cấp bách, thường xuyên và lâu dài.
Thành phố đã mở hàng ngàn lớp học, hội nghị tuyên truyền về phòng chống tham nhũng cho gần 1,5 triệu lượt cán bộ, công chức, viên chức; rà soát, sửa đổi, điều chỉnh và ban hành hàng trăm văn bản phù hợp hơn với điều kiện thực tế.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng chỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác này của Hà Nội, trong đó nhận thức của một số cấp ủy và cán bộ đảng viên về công tác còn chưa đầy đủ.
Có cấp ủy từ công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện còn nặng nề về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chất lượng tổ chức thực hiện chưa cao.
Thời gian tới, Thành ủy Hà Nội đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phòng chống tham nhũng, trong đó giải pháp quan trọng được đặt lên hàng đầu là nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về chủ trương, pháp luật phòng chống tham nhũng rộng rãi trong cán bộ, đảng viên.
Hà Nội kiến nghị Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cần sửa đổi, bổ sung Quy định 183-QĐ/TW, ngày 08-4-2013 của Ban Bí thư quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương theo hướng xây dựng lực lượng cán bộ đủ mạnh để phục vụ nhiệm vụ; rõ về thẩm quyền trong thực thi nhiệm vụ; quy định rõ phạm vi công tác kiểm tra về phòng chống tham nhũng; quy định rõ phạm vi hoạt động tham gia về công tác cán bộ.
Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đánh giá Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong công tác phòng chống tham nhũng, với nhiều chương trình, mô hình hay trong triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, Hà Nội cần lưu tâm đến việc hoàn thiện các hệ thống văn bản để làm sao người thực hiện không có nhiều kẽ hở để “lách” và hạn chế các bất cập, chồng chéo trong quá trình giải quyết công việc. Những trường hợp vi phạm cần được xử lý nghiêm minh, tuy nhiên, trong quá trình xử lý phải cân nhắc rất kỹ động cơ, mục đích để xử lý đúng, tránh oan sai.
Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đông đảo cán bộ về phòng, chống tham nhũng./.
Họp báo công bố kết quả kiểm toán năm 2015  (26/08/2016)
Chỉ đạo của Thủ tướng về vụ máy bay quân sự rơi tại Phú Yên  (26/08/2016)
Giám sát trúng và đúng, nâng cao hiệu quả của hoạt động chất vấn  (26/08/2016)
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 20 tỷ USD trong 8 tháng  (26/08/2016)
Thượng viện Mỹ sẽ không đưa TPP ra bỏ phiếu trong năm nay  (26/08/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên