Họp báo công bố kết quả kiểm toán năm 2015
21:47, ngày 26-08-2016
TCCSĐT - Sáng ngày 26-8-2016, Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức họp báo công bố kết quả kiểm toán năm 2015 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2014, trong đó nổi bật lên là vấn đề thực hiện Đề án cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tài chính, ngân hàng và tín dụng.
Việc thực hiện Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
Trong Chương trình kiểm toán việc thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015 cho thấy, đến ngày 31-12-2014, đã có 319 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp được sắp xếp lại, đạt 52% kế hoạch; số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo giá trị sổ sách đã được thoái là 11.329 tỷ đồng, thu về 16.346 tỷ đồng, bằng 1,4 lần giá trị sổ sách; có sự chuyển biến đáng kể trên các phương diện từ ngành nghề kinh doanh đến mô hình tổ chức. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý đáp ứng yêu cầu thực tế thực hiện Đề án, song việc thực hiện Đề án còn chưa đáp ứng được yêu cầu và kế hoạch đề ra về tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn; công tác chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chậm; hiệu quả sản xuất, kinh doanh tại một số doanh nghiệp chưa cao... do hạn chế trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện Đề án của các cơ quan có thẩm quyền và doanh nghiệp.
Kết quả kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng
Về điều hành chính sách tiền tệ
Ngân hàng Nhà nước đã điều hành tương đối linh hoạt và hiệu quả chính sách tiền tệ, lượng tiền cung ứng nhìn chung hợp lý, bảo đảm kiểm soát tiền tệ phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, mặt bằng lãi suất thị trường tiếp tục giảm từ 1,5% - 2%/năm so với cuối năm 2013; cơ cấu tín dụng tiếp tục được dịch chuyển theo hướng tích cực, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhất là tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, qua đó đã tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
Về kết quả kinh doanh
Các ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm bảo đảm các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động; 10/11 tổ chức tài chính, ngân hàng được kiểm toán kinh doanh có lãi. Song, hoạt động của các tổ chức tài chính, ngân hàng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và còn sai phạm trong công tác quản lý.
Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tổng nợ xấu toàn hệ thống tính đến ngày 31-12-2014 là 145,2 nghìn tỷ đồng (tăng 28,7 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng 24,6% so với cuối năm 2013), chiếm 3,25% tổng dư nợ (giảm 0,36% so với năm 2013), theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước là 4,83%; việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng chủ yếu thông qua việc bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) nhưng xử lý nợ xấu của VAMC chưa hiệu quả. Một số đơn vị có tỷ lệ nợ phải thu khó đòi cao; một số khoản phải thu tồn đọng từ nhiều năm chưa có biện pháp thu hồi và xử lý dứt điểm; hạch toán, ghi nhận tài sản cố định chưa kịp thời, đúng quy định; một số dự án đầu tư xây dựng phải tạm dừng; một số khoản đầu tư, góp vốn hiệu quả thấp, suy giảm giá trị; hầu hết các đơn vị xác định doanh thu, chi phí chưa đúng quy định, Kiểm toán Nhà nước đã điều chỉnh tăng lợi nhuận sau thuế 17,28 tỷ đồng, giảm lợi nhuận sau thuế 219,59 tỷ đồng.
Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015
Hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, các ngân hàng thương mại nói riêng đã từng bước được lành mạnh hoá, song trong quá trình triển khai và thực hiện Đề án, các tổ chức tín dụng còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phải thực hiện chính sách về cho vay nông nghiệp nông thôn, trong khi vẫn phải bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; việc sáp nhập các ngân hàng yếu kém có chất lượng tín dụng không tốt, tạo áp lực lớn trong việc đảm bảo mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3% và bảo đảm các mục tiêu hiệu quả hoạt động như cam kết tại phương án cơ cấu lại; quy định tổ chức tín dụng sở hữu cổ phần trên 5% tại các tổ chức tín dụng khác phải thoái vốn trong thời gian 1 năm sẽ ảnh hưởng đến giá bán, lợi ích của tổ chức tín dụng.
Một số kiến nghị và đề xuất:
Để công tác kiểm toán được thực hiện ngày càng tốt hơn, Kiểm toán Nhà nước đưa ra một số kiến nghị, đề xuất sau:
- Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trong năm 2015 đối với niên độ ngân sách 2014 là 19.863,5 tỷ đồng.
- Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương xử lý các vấn đề về cơ chế, chính sách đã nêu trong từng báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước thực hiện trong năm 2015. Phối hợp rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung 103 văn bản không phù hợp với quy định chung của Nhà nước. Trong đó, Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ quy định cụ thể việc vay tồn ngân Kho bạc nhà nước và nguồn khác để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước khi ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015.
Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và đơn vị được kiểm toán kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với các khuyết điểm và sai phạm đã nêu trong báo cáo kiểm toán của từng cuộc kiểm toán thực hiện trong năm 2015./.
Kết quả kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng
Về điều hành chính sách tiền tệ
Ngân hàng Nhà nước đã điều hành tương đối linh hoạt và hiệu quả chính sách tiền tệ, lượng tiền cung ứng nhìn chung hợp lý, bảo đảm kiểm soát tiền tệ phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, mặt bằng lãi suất thị trường tiếp tục giảm từ 1,5% - 2%/năm so với cuối năm 2013; cơ cấu tín dụng tiếp tục được dịch chuyển theo hướng tích cực, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhất là tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, qua đó đã tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
Về kết quả kinh doanh
Các ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm bảo đảm các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động; 10/11 tổ chức tài chính, ngân hàng được kiểm toán kinh doanh có lãi. Song, hoạt động của các tổ chức tài chính, ngân hàng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và còn sai phạm trong công tác quản lý.
Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tổng nợ xấu toàn hệ thống tính đến ngày 31-12-2014 là 145,2 nghìn tỷ đồng (tăng 28,7 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng 24,6% so với cuối năm 2013), chiếm 3,25% tổng dư nợ (giảm 0,36% so với năm 2013), theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước là 4,83%; việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng chủ yếu thông qua việc bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) nhưng xử lý nợ xấu của VAMC chưa hiệu quả. Một số đơn vị có tỷ lệ nợ phải thu khó đòi cao; một số khoản phải thu tồn đọng từ nhiều năm chưa có biện pháp thu hồi và xử lý dứt điểm; hạch toán, ghi nhận tài sản cố định chưa kịp thời, đúng quy định; một số dự án đầu tư xây dựng phải tạm dừng; một số khoản đầu tư, góp vốn hiệu quả thấp, suy giảm giá trị; hầu hết các đơn vị xác định doanh thu, chi phí chưa đúng quy định, Kiểm toán Nhà nước đã điều chỉnh tăng lợi nhuận sau thuế 17,28 tỷ đồng, giảm lợi nhuận sau thuế 219,59 tỷ đồng.
Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015
Hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, các ngân hàng thương mại nói riêng đã từng bước được lành mạnh hoá, song trong quá trình triển khai và thực hiện Đề án, các tổ chức tín dụng còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phải thực hiện chính sách về cho vay nông nghiệp nông thôn, trong khi vẫn phải bảo đảm các tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; việc sáp nhập các ngân hàng yếu kém có chất lượng tín dụng không tốt, tạo áp lực lớn trong việc đảm bảo mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3% và bảo đảm các mục tiêu hiệu quả hoạt động như cam kết tại phương án cơ cấu lại; quy định tổ chức tín dụng sở hữu cổ phần trên 5% tại các tổ chức tín dụng khác phải thoái vốn trong thời gian 1 năm sẽ ảnh hưởng đến giá bán, lợi ích của tổ chức tín dụng.
Một số kiến nghị và đề xuất:
Để công tác kiểm toán được thực hiện ngày càng tốt hơn, Kiểm toán Nhà nước đưa ra một số kiến nghị, đề xuất sau:
- Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước trong năm 2015 đối với niên độ ngân sách 2014 là 19.863,5 tỷ đồng.
- Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương xử lý các vấn đề về cơ chế, chính sách đã nêu trong từng báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước thực hiện trong năm 2015. Phối hợp rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung 103 văn bản không phù hợp với quy định chung của Nhà nước. Trong đó, Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ quy định cụ thể việc vay tồn ngân Kho bạc nhà nước và nguồn khác để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước khi ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015.
Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và đơn vị được kiểm toán kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với các khuyết điểm và sai phạm đã nêu trong báo cáo kiểm toán của từng cuộc kiểm toán thực hiện trong năm 2015./.
Chỉ đạo của Thủ tướng về vụ máy bay quân sự rơi tại Phú Yên  (26/08/2016)
Giám sát trúng và đúng, nâng cao hiệu quả của hoạt động chất vấn  (26/08/2016)
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 20 tỷ USD trong 8 tháng  (26/08/2016)
Thượng viện Mỹ sẽ không đưa TPP ra bỏ phiếu trong năm nay  (26/08/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay