Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 20 tỷ USD trong 8 tháng
16:16, ngày 26-08-2016
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng Tám của cả nước ước đạt 2,76 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 8 tháng qua đạt 20,6 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong số đó, so với cùng kỳ năm 2015 giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,9 tỷ USD, tăng 5,7%; giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 4,1%; riêng giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 4,54 tỷ USD, giảm 0,5%.
Các ngành hàng như cà phê, thủy sản, hạt điều, tiêu… đều có sự gia tăng cả về sản lượng cũng như giá trị. Trái ngược với xu hướng đó một số ngành hàng chủ lực như gạo, gỗ và các sản phẩm gỗ, sắn và các sản phẩm sắn lại có sự sụt giảm đáng kể cả sản lượng và giá trị.
Gia tăng mạnh nhất là ngành hàng cà phê, tăng đến 39,9% về khối lượng và tăng 20,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, xuất khẩu cà phê trong tháng Tám ước đạt 151.000 tấn với giá trị đạt 280 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 8 tháng qua đạt 1,27 triệu tấn và 2,25 tỷ USD.
Tiếp theo là sự gia tăng đáng kể của ngành hàng hạt tiêu, tăng 30,3% về khối lượng và tăng 12,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng Tám ước đạt 13.000 tấn, với giá trị đạt 112 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 8 tháng qua đạt 135.000 tấn và 1,1 tỷ USD.
Lĩnh vực thủy sản cũng đã vực lại và có sự tăng trưởng nhẹ, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái; với giá trị xuất khẩu thủy sản tháng Tám ước đạt 594 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 8 tháng qua đạt 4,3 tỷ USD.
Trong khi đó, ngành hàng lúa gạo lại có sự sụt giảm đáng kể cả về giá trị và sản lượng. Cụ thể, so với cùng kỳ năm 2015, ngành hàng gạo giảm 16,6% về khối lượng và giảm 13,1% về giá trị. Với khối lượng gạo xuất khẩu tháng Tám ước đạt 432.000 tấn với giá trị đạt 191 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng qua ước đạt 3,37 triệu tấn và 1,51 tỷ USD.
Một số ngành hàng có sự gia tăng về sản lượng nhưng lại có sự sụt giảm về giá trị như cao su tăng 10,4% về sản lượng nhưng lại giảm 4,6% về giá trị; ngành hàng chè tăng 6,6% về khối lượng nhưng giá trị cũng giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Các ngành hàng như cà phê, thủy sản, hạt điều, tiêu… đều có sự gia tăng cả về sản lượng cũng như giá trị. Trái ngược với xu hướng đó một số ngành hàng chủ lực như gạo, gỗ và các sản phẩm gỗ, sắn và các sản phẩm sắn lại có sự sụt giảm đáng kể cả sản lượng và giá trị.
Gia tăng mạnh nhất là ngành hàng cà phê, tăng đến 39,9% về khối lượng và tăng 20,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, xuất khẩu cà phê trong tháng Tám ước đạt 151.000 tấn với giá trị đạt 280 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 8 tháng qua đạt 1,27 triệu tấn và 2,25 tỷ USD.
Tiếp theo là sự gia tăng đáng kể của ngành hàng hạt tiêu, tăng 30,3% về khối lượng và tăng 12,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng Tám ước đạt 13.000 tấn, với giá trị đạt 112 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 8 tháng qua đạt 135.000 tấn và 1,1 tỷ USD.
Lĩnh vực thủy sản cũng đã vực lại và có sự tăng trưởng nhẹ, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái; với giá trị xuất khẩu thủy sản tháng Tám ước đạt 594 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 8 tháng qua đạt 4,3 tỷ USD.
Trong khi đó, ngành hàng lúa gạo lại có sự sụt giảm đáng kể cả về giá trị và sản lượng. Cụ thể, so với cùng kỳ năm 2015, ngành hàng gạo giảm 16,6% về khối lượng và giảm 13,1% về giá trị. Với khối lượng gạo xuất khẩu tháng Tám ước đạt 432.000 tấn với giá trị đạt 191 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng qua ước đạt 3,37 triệu tấn và 1,51 tỷ USD.
Một số ngành hàng có sự gia tăng về sản lượng nhưng lại có sự sụt giảm về giá trị như cao su tăng 10,4% về sản lượng nhưng lại giảm 4,6% về giá trị; ngành hàng chè tăng 6,6% về khối lượng nhưng giá trị cũng giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Thượng viện Mỹ sẽ không đưa TPP ra bỏ phiếu trong năm nay  (26/08/2016)
Phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam: Cần hướng đến cách làm bài bản, chuyên nghiệp  (26/08/2016)
Phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam: Cần hướng đến cách làm bài bản, chuyên nghiệp  (26/08/2016)
Giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Gia Lai hiện nay  (26/08/2016)
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để các doanh nghiệp Hoa Kỳ làm ăn lâu dài tại Việt Nam  (25/08/2016)
Tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn với phát triển kinh tế nông thôn  (25/08/2016)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên