Quốc hội thông qua dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi)
22:32, ngày 27-11-2015
TCCSĐT - Ngày 27-11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, biểu quyết thông qua dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi).
Với 84,01% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Bộ luật Hình sự (sửa đổi) gồm 3 phần, 26 chương và 426 điều. Bộ luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016. Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 và Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật Hình sự (sửa đổi) có hiệu lực.
Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Báo cáo tiếp thu chỉnh lý dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân và phạm vi trách nhiệm hình sự của pháp nhân là nội dung mới trong lần sửa đổi này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết việc bổ sung này là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, nhất là đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về kinh tế và môi trường của pháp nhân, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật. Kết quả lấy ý kiến nhân dân và lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội bằng phiếu cho thấy, đa số đều tán thành việc bổ sung quy định trách nhiệm hình sự và phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân như dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân, trên cơ sở ý kiến nhân dân và đại biểu Quốc hội, qua tổng kết thực tiễn xử lý vi phạm hành chính và tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước, Điều 76 dự thảo quy định 31 tội danh mà pháp nhân bị xử lý hình sự thuộc Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Chương XVIII) và Chương các tội phạm về môi trường (Chương XIX).
Về bỏ hình phạt tử hình ở một số tội, qua thảo luận, đa số đại biểu Quốc hội cho rằng trong điều kiện hiện nay, việc giảm hình phạt tử hình là cần thiết.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội danh: Tội cướp tài sản (Điều 168); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252); Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303); Tội chống mệnh lệnh (Điều 394); Tội đầu hàng địch (Điều 399).
Trong số các tội danh trên, một số đại biểu Quốc hội không tán thành hoặc đề nghị cân nhắc việc bỏ hình phạt tử hình ở Tội cướp tài sản và Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình đối với Tội cướp tài sản, nếu hành vi phạm tội cố ý xâm phạm tính mạng của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội bị xử lý về Tội cướp tài sản và Tội giết người (đã có hình phạt tử hình).
Đối với Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, trước đây tội danh này thuộc Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Trong lần sửa đổi năm 1999, Quốc hội đã quy định tội danh này thuộc Chương các tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng. Nếu không có mục đích chống chính quyền nhân dân thì việc quy định hình phạt tù 20 năm, tù chung thân cũng là nghiêm khắc và đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm.
Trường hợp phạm tội có mục đích chống chính quyền nhân dân thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114); nếu nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội khủng bố (Điều 299), các tội danh này thuộc Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia và đều có hình phạt cao nhất là tử hình. Do vậy, không nhất thiết phải giữ hình phạt tử hình ở Điều 168 và Điều 303.
Bộ luật quy định "Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người từ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử" tại khoản 2 Điều 40.
Một điểm mới đáng lưu ý, tại điểm c khoản 3 Điều 40 quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu "Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn".
Dự thảo Nghị quyết thi hành Bộ luật Hình sự đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với đa số phiếu tán thành (87,04%).
Dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) gồm 8 phần, 37 chương, 510 điều đã được 85,63% đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua.
Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định trình tự, thủ tục giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức và cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
Bộ luật Tố tụng Hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Về nội dung mới của dự thảo Bộ luật là việc bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can (Điều 183), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung nhằm bảo đảm minh bạch quá trình hỏi cung, bảo vệ bị can, chống bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo yêu cầu Hiến pháp, đồng thời bảo vệ người hỏi cung, tránh bị vu cáo là cần thiết.
Để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, dự thảo luật quy định việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra phải được ghi âm, ghi hình là phù hợp; còn tại các địa điểm tiến hành điều tra khác thì chỉ ghi âm hoặc ghi hình theo yêu cầu của bị can, của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Khoản 6 Điều 183 Dự thảo luật như sau: "Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc hỏi cung bị can tại các địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can, của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng".
Để đơn giản hóa thủ tục xác nhận tư cách tham gia tố tụng của người bào chữa, tạo điều kiện cho họ thực hiện việc bào chữa, tránh nhận thức cho rằng phải có “cấp phép bào chữa” của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mới được tham gia bào chữa, dự thảo quy định theo hướng bỏ việc “cấp Giấy đăng ký người bào chữa” thay bằng quy định về thủ tục "đăng ký bào chữa" như đã thể hiện tại Điều 78 Dự thảo luật.
Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.
Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Hình sự đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với đa số phiếu tán thành./.
Bộ luật Hình sự (sửa đổi) gồm 3 phần, 26 chương và 426 điều. Bộ luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016. Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 và Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật Hình sự (sửa đổi) có hiệu lực.
Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Báo cáo tiếp thu chỉnh lý dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân và phạm vi trách nhiệm hình sự của pháp nhân là nội dung mới trong lần sửa đổi này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết việc bổ sung này là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, nhất là đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về kinh tế và môi trường của pháp nhân, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật. Kết quả lấy ý kiến nhân dân và lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội bằng phiếu cho thấy, đa số đều tán thành việc bổ sung quy định trách nhiệm hình sự và phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân như dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân, trên cơ sở ý kiến nhân dân và đại biểu Quốc hội, qua tổng kết thực tiễn xử lý vi phạm hành chính và tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước, Điều 76 dự thảo quy định 31 tội danh mà pháp nhân bị xử lý hình sự thuộc Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Chương XVIII) và Chương các tội phạm về môi trường (Chương XIX).
Về bỏ hình phạt tử hình ở một số tội, qua thảo luận, đa số đại biểu Quốc hội cho rằng trong điều kiện hiện nay, việc giảm hình phạt tử hình là cần thiết.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội danh: Tội cướp tài sản (Điều 168); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252); Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303); Tội chống mệnh lệnh (Điều 394); Tội đầu hàng địch (Điều 399).
Trong số các tội danh trên, một số đại biểu Quốc hội không tán thành hoặc đề nghị cân nhắc việc bỏ hình phạt tử hình ở Tội cướp tài sản và Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình đối với Tội cướp tài sản, nếu hành vi phạm tội cố ý xâm phạm tính mạng của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội bị xử lý về Tội cướp tài sản và Tội giết người (đã có hình phạt tử hình).
Đối với Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, trước đây tội danh này thuộc Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Trong lần sửa đổi năm 1999, Quốc hội đã quy định tội danh này thuộc Chương các tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng. Nếu không có mục đích chống chính quyền nhân dân thì việc quy định hình phạt tù 20 năm, tù chung thân cũng là nghiêm khắc và đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm.
Trường hợp phạm tội có mục đích chống chính quyền nhân dân thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114); nếu nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội khủng bố (Điều 299), các tội danh này thuộc Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia và đều có hình phạt cao nhất là tử hình. Do vậy, không nhất thiết phải giữ hình phạt tử hình ở Điều 168 và Điều 303.
Bộ luật quy định "Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người từ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử" tại khoản 2 Điều 40.
Một điểm mới đáng lưu ý, tại điểm c khoản 3 Điều 40 quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu "Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn".
Dự thảo Nghị quyết thi hành Bộ luật Hình sự đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với đa số phiếu tán thành (87,04%).
Dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) gồm 8 phần, 37 chương, 510 điều đã được 85,63% đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua.
Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định trình tự, thủ tục giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức và cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
Bộ luật Tố tụng Hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Về nội dung mới của dự thảo Bộ luật là việc bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can (Điều 183), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết việc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung nhằm bảo đảm minh bạch quá trình hỏi cung, bảo vệ bị can, chống bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo yêu cầu Hiến pháp, đồng thời bảo vệ người hỏi cung, tránh bị vu cáo là cần thiết.
Để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, dự thảo luật quy định việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra phải được ghi âm, ghi hình là phù hợp; còn tại các địa điểm tiến hành điều tra khác thì chỉ ghi âm hoặc ghi hình theo yêu cầu của bị can, của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Khoản 6 Điều 183 Dự thảo luật như sau: "Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc hỏi cung bị can tại các địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can, của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng".
Để đơn giản hóa thủ tục xác nhận tư cách tham gia tố tụng của người bào chữa, tạo điều kiện cho họ thực hiện việc bào chữa, tránh nhận thức cho rằng phải có “cấp phép bào chữa” của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mới được tham gia bào chữa, dự thảo quy định theo hướng bỏ việc “cấp Giấy đăng ký người bào chữa” thay bằng quy định về thủ tục "đăng ký bào chữa" như đã thể hiện tại Điều 78 Dự thảo luật.
Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016. Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.
Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Hình sự đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với đa số phiếu tán thành./.
Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên lần đầu tiên thăm Việt Nam  (27/11/2015)
Phát huy vai trò của tổ chức đảng trong xây dựng nông thôn mới  (27/11/2015)
Việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ở Đảng bộ Khối Dân - Chính - Đảng Thành phố Hồ Chí Minh  (27/11/2015)
Hội thảo khoa học: Giá trị tư tưởng Ph. Ăng-ghen trong thời đại ngày nay  (27/11/2015)
Một số bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới ở Hòa An  (27/11/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển