Nga chỉ trích đánh giá của Mỹ về thỏa thuận giải quyết khủng hoảng Ukraine
Ngày 18-4-2014, Nga bày tỏ thất vọng trước đánh giá của Mỹ về một thỏa thuận quốc tế nhằm làm dịu bớt cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cho rằng việc Washington dọa áp đặt những biện pháp trừng phạt mới đối với Moskva là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc các quan chức Mỹ tìm cách "lấp liếm" cái mà Moskva gọi là hành động sử dụng vũ lực của nhà chức trách Kiev đối với người biểu tình ở các tỉnh miền Đông nói tiếng Nga của Ukraine. Theo Bộ Ngoại giao Nga, việc giới chức Mỹ đưa ra tuyên bố như "tối hậu thư" và cố tình đe dọa Moskva bằng các biện pháp trừng phạt mới là hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Mỹ cho rằng, thỏa thuận bốn bên giữa Nga, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine vừa đạt được tại Geneva (Thụy Sĩ) là hứa hẹn, song Washington và các nước đồng minh sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga nếu tình hình tại Ukraine không cải thiện. Theo người phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov, hành động trên của Mỹ chẳng khác gì đối xử với một "cậu học sinh phạm tội" và điều này càng không thể giúp các bên tiếp tục đối thoại.
Trước đó, Nhà Trắng cảnh báo rằng, Moskva sẽ đối mặt với những biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn nếu không tuân thủ một thỏa thuận quốc tế mới về Ukraine. Phát biểu với báo giới, Cố vấn An ninh quốc gia Susan Rice của Tổng thống Mỹ Barack Obama nói: “Những cái giá và các chế tài này có thể bao gồm việc trừng phạt những khu vực rất quan trọng của nền kinh tế Nga”. Bà nhấn mạnh Washington đang theo dõi chặt chẽ để xem liệu Nga có hay không thực hiện các nghĩa vụ của mình sử dụng ảnh hưởng vốn có để giải quyết cuộc khủng hoảng tại quốc gia láng giềng.
Tại Ukraine, mặc dù Thủ tướng tạm quyền Arseny Yatseniuk và quyền Tổng thống Aleksandr Turchynov cùng đưa ra tuyên bố chung cam kết cải cách hiến pháp, theo đó trao quyền nhiều hơn cho một số khu vực và thúc đẩy vị thế của tiếng Nga, coi ngoại ngữ này là ngôn ngữ chính thức tại một số vùng có đa số người dân nói tiếng Nga. Song, những người biểu tình được trang bị vũ khí tuyên bố không rời khỏi các trụ sở công quyền vốn đang bị phong tỏa tại một số khu vực và thành phố Donetsk, ở Đông Nam Ukraine.
Một số thủ lĩnh biểu tình yêu cầu tiến hành trưng cầu ý dân như vừa diễn ra tại Crimea, bác bỏ thỏa thuận Geneva, đòi chính quyền lâm thời Kiev phải rời khỏi các tòa nhà chính phủ. Người biểu tình tại các tỉnh miền Đông Ukraine tuyên bố không bị ràng buộc bởi thỏa thuận do Mỹ, Nga và EU làm trung gian hôm 17-4 ở Geneva.
Trong khi Cơ quan An ninh quốc gia Ukraine (SBU) tuyên bố tiếp tục chiến dịch truy quét những người biểu tình đòi liên bang hóa ở miền Đông nước này bất chấp thỏa thuận 04 bên đạt được tại Geneva, Hội đồng tỉnh Lugansk ra tuyên bố cáo buộc chính quyền lâm thời Ukraine phạm tội ác chống nhân dân, yêu cầu Kiev dừng ngay chiến dịch quân sự và bắt đầu đối thoại với người dân.
Thỏa thuận vừa đạt được giữa EU, Nga, Mỹ và Ukraine kêu gọi giải giáp mọi lực lượng vũ trang không hợp pháp; chấm dứt chiếm đóng trái phép các trụ sở công quyền, đường phố, quảng trường; và trao quyền giám sát việc thực thi thỏa thuận cho Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Liên quan đến hoạt động giám sát việc thực thi thỏa thuận bốn bên, Tổng Thư ký OSCE Lamberto Zannier ngày 18-4 cho biết EU sẵn sàng tài trợ cho việc mở rộng phái bộ của OSCE tại Ukraine. Trong trường hợp kinh phí được bổ sung, số lượng các quan sát viên của tổ chức này có thể lên đến 300 người từ nay đến giữa tháng 5 tới. Ông Zannier nhấn mạnh phái bộ quan sát viên OSCE tại Ukraine hiện nay gồm 150 người được tài trợ một phần bằng ngân sách thống nhất của tổ chức với số tiền là 3 triệu euro. Ngoài ra, OSCE cũng có thêm ngân sách từ phần đóng góp của các thành viên.
Trong cuộc gặp mới đây của ông Zannier tại Brussels với lãnh đạo EU, liên minh này đã đồng ý cấp kinh phí để OSCE tăng số lượng quan sát viên tại Ukraine. Trước đó, OSCE đã cử 100 quan sát viên tới Ukraine nhưng đặt mục tiêu tăng lên 500 người. Các quan sát viên thực hiện nhiệm vụ tại Donetsk, Dnepropetrovsk, Kharkov, Lougansk, Kherson, Lvov, Odessa, Ivanovo-Frankivsk và Tchernovtsy. Crimea đã sáp nhập vào Nga nên không nằm trong danh sách có quan sát viên. Trụ sợ của phái bộ OSCE đặt tại Kiev. Thời hạn của phái bộ OSCE là 6 tháng nhưng có thể được kéo dài./.
Văn hóa là nền tảng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc  (19/04/2014)
Rực sáng cầu Trường Tiền từ nghệ thuật sắp đặt lửa  (19/04/2014)
Cần Thơ: Quan tâm người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số  (19/04/2014)
Giúp việc gia đình sẽ được công nhận là một nghề chuyên nghiệp  (19/04/2014)
Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương sau 03 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị  (19/04/2014)
Tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trong Hiến pháp mới  (18/04/2014)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay