Khai mạc Festival Đua ghe Ngo đồng bào Khmer, đồng bằng sông Cửu Long - Sóc Trăng
TCCSĐT - Tối 15-11-2013, Lễ khai mạc Festival Đua ghe Ngo đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long - Sóc Trăng lần thứ nhất năm 2013 đã được tổ chức trọng thể tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước; Trương Vĩnh Trọng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành và đông đảo nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tại buổi lễ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Trưởng Ban Tổ chức Festival ông Mai Khương, cho biết: Festival Đua ghe Ngo đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long là chương trình nhằm khẳng định tinh thần đoàn kết, thể hiện tính thượng võ của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đua ghe Ngo là một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc và độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, cần phải được tôn vinh, gìn giữ và phát huy tốt, được xem là một trong những hoạt động tạo động lực cho sự phát triển và vun đắp tình đoàn kết, gắn bó của các dân tộc anh em trong vùng. Đây cũng là dịp tôn vinh di sản văn hóa, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, qua đó tích lũy kinh nghiệm để tiến tới tổ chức Festival Đua ghe Ngo quốc tế.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh khẳng định: Lễ hội Festival lần này là cơ hội, điều kiện thuận lợi để Sóc Trăng giới thiệu quảng bá mời gọi đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao, nhất là du lịch địa phương theo hướng liên kết vùng, tạo tiền đề để Sóc Trăng cùng với các tỉnh, thành trong vùng đồng bằng sông Cửu Long nâng cao chất lượng tổ chức các sự kiện văn hóa lớn. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đề nghị, sau Festival này, Sóc Trăng cần tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh, tính đặc thù của địa phương về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, góp phần cùng với cả nước xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa đặc sắc, hoành tráng với chủ đề “Trăng và lúa” tại lễ khai mạc đã tái hiện vụ mùa bội thu và nghi thức cúng lễ nông nghiệp của người dân tộc Khmer, thể hiện ước nguyện của đồng bào dân tộc Khmer và các dân tộc anh em ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long cùng hướng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chương trình Đua ghe Ngo là nghi thức của đồng bào dân tộc Khmer tiễn nước sau mùa gieo trồng, đón mừng vụ mùa bội thu, là ngày hội thể thao mang tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc. Tham dự có gần 50 đội đua ghe Ngo của các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Festival, từ ngày 14-11 đến ngày 17-11-2013, tại nhiều địa điểm ở thành phố Sóc Trăng diễn ra các hoạt động như: Hội thi trang phục 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa; Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ với gần 500 diễn viên tham dự; Triển lãm ảnh “Sóc Trăng xưa”; Hội chợ Thương mại triển lãm với 592 gian hàng của 296 đơn vị, doanh nghiệp…/.
Chủ tịch nước gặp mặt học sinh giỏi dân tộc thiểu số (16/11/2013)
Tăng cường hợp tác song phương Việt Nam - Namibia (16/11/2013)
- Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
- Phát triển nhân lực khoa học, công nghệ Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
- Góc nhìn chuyên gia - Dự báo chiều hướng chính sách đối ngoại của chính quyền mới ở Mỹ: Tác động và một số vấn đề đặt ra
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên mới
- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay