Nhật: Đa số dư luận ủng hộ LDP trước thềm bầu cử
Phóng viên TTXVN tại Tokyo dẫn cuộc điều tra dư luận mới nhất của nhật báo Yomiuri công bố ngày 02-7 cho biết 42% cử tri được hỏi khẳng định sẽ bỏ phiếu cho đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở khu vực bầu cử theo tỷ lệ trong cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới tại Nhật Bản.
Trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ các chính đảng khác chỉ ở mức một con số.
LDP là chính đảng nhận được sự ủng hộ lớn nhất kể từ khi các cuộc điều tra bắt đầu được tiến hành từ tháng 1. Trong cuộc điều tra tiến hành từ ngày 08 đến ngày 10-6, có 44% số người được hỏi cho biết họ sẽ bỏ phiếu cho LDP.
Kết quả của cuộc điều tra mới nhất cho thấy LDP đã duy trì được phong độ sau chiến thắng vang dội của đảng này trong cuộc bầu cử Hội đồng thành phố Tokyo hồi tuần trước, theo đó toàn bộ 59 ứng cử viên đều giành được ghế.
Cuộc điều tra lần này được tiến hành qua điện thoại từ ngày 28 đến ngày 30-6, trước khi cuộc vận động tranh cử chính thức bắt đầu ngày 04-7, đối với 1.821 hộ gia đình và có 1.061 người, trong đó 58% đưa ra câu trả lời hợp lệ.
Có 9% cử tri được hỏi cho biết họ sẽ chọn đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) và 6% nói sẽ bỏ phiếu cho đảng Công minh Mới (NKP). Trong khi đó, chỉ 5% cân nhắc bỏ phiếu cho đảng Hội Duy tân Nhật Bản (JRP).
Kết quả điều tra cũng cho thấy 52% người được hỏi cho rằng LDP và NKP cần giành đa số tại Thượng viện, tăng so với mức 46% trước đó, cho thấy kỳ vọng của cử tri Nhật Bản về một nền chính trị ổn định bằng cách chấm dứt tình trạng chia rẽ tại Quốc hội nước này, nơi phe cầm quyền kiểm soát Hạ viện trong khi phe đối lập lấn át ở Thượng viện.
Ngoài ra, điều tra cho thấy 54% số người được hỏi ủng hộ các chính sách kinh tế được gọi là Abenomics của Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe, so với 31% phản đối. Một phần lớn lựa chọn bỏ phiếu cho LDP dường như vì họ ủng hộ Abenomics.
Khi được hỏi rằng những chính sách nào mà họ cân nhắc để quyết định bỏ phiếu cho các chính đảng trong cuộc bầu cử Thượng viện, vấn đề “kinh tế và việc làm” chiếm tới 86% số người trả lời trong khi “an sinh xã hội” chiếm 83%, vấn đề “tái thiết sau thảm hoạ kép hồi năm 2011” chiếm 82% và “chính sách đối ngoại và an ninh” chiếm 67%./.
Máy bay không người lái Mỹ không kích Pakistan (03/07/2013)
ASEAN đẩy mạnh kết nối khu vực, tăng quan hệ đối tác (03/07/2013)
Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ xin lỗi vì câu trả lời không rõ ràng liên quan chương trình nghe lén (03/07/2013)
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam