Việt Nam bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số
Thay mặt đoàn đại biểu Việt Nam, Thứ trưởng Hoàng Xuân Lương đã có tham luận với nhan đề: “Một số thành tựu, biện pháp trong bảo đảm quyền các dân tộc thiểu số Việt Nam”.
Thứ trưởng khẳng định đường lối nhất quán của Nhà nước Việt Nam là các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển. Từ năm 1992 đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam liên tục được xây dựng và hoàn thiện, đáp ứng quyền cơ bản và lợi ích hợp pháp của các dân tộc thiểu số. Chỉ tính trong mười năm gần đây, Quốc hội Việt Nam đã ban hành 38 luật trực tiếp liên quan đến các dân tộc thiểu số.
Để đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số, Quốc hội có Hội đồng Dân tộc, Chính phủ có Ủy ban Dân tộc nhằm tổ chức phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo và bảo vệ mọi quyền lợi các dân tộc thiểu số. Số lượng đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số luôn chiếm tỷ lệ cao so với tỷ lệ dân số (17,27%), trong hội đồng nhân dân cấp tỉnh là 18%, cấp huyện là 20% và cấp xã là 22,5%.
Bản sắc văn hóa của các dân tộc được tôn trọng, tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số được giảng dạy trong hệ thống giáo dục của Nhà nước. Hiện tại, 100% các xã vùng dân tộc thiểu số có đường giao thông, điện, nước sạch, trường học, trạm y tế, bưu điện, 85% người dân tộc thiểu số được xem truyền hình, 92% người dân được nghe đài phát thanh.
Tham luận của đoàn Việt Nam cũng chỉ rõ, tuy đã đạt được một số thành tựu quan trọng, nhưng do cư trú ở vùng miền núi cao, điều kiện địa lý xa xôi, cách trở, nên việc bảo đảm quyền cho người dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, một bộ phận thiếu đất sản xuất, đời sống khó khăn, mức độ thụ hưởng các dịch vụ xã hội còn hạn chế.
Thứ trưởng Hoàng Xuân Lương cho biết, trong thời gian tới, Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách. Nhà nước sẽ tăng cường nguồn lực để đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số; tập trung giải quyết dứt điểm vấn đề đất sản xuất, nước sinh hoạt; đảm bảo quy chế dân chủ cơ sở. Nhà nước hỗ trợ người dân tộc thiểu số nâng cao năng lực, trình độ để tham gia hiệu quả vào bộ máy chính quyền các cấp.
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Các dân tộc Việt Nam cư trú xen kẽ nhau, không có dân tộc nào tách riêng theo vùng lãnh thổ. Việt Nam sẽ triển khai có hiệu quả các nội dung điều ước, công ước quốc tế về nhân quyền trong đó có tuyên ngôn về quyền những người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.
Thứ trưởng Hoàng Xuân Lương cho biết, đến tham dự phiên họp lần này, đoàn Việt Nam hy vọng cộng đồng quốc tế hiểu thêm về chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến quyền của con người, đặc biệt là quyền của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Đoàn mong muốn góp phần để bạn bè quốc tế hiểu rõ Việt Nam, phản bác lại những thông tin trái chiều của các phần tử chống đối, đồng thời ủng hộ Việt Nam tham gia là thành viên của Hội đồng Nhân quyền trong thời gian tới./.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tiếp đoàn đại biểu cựu tù chính trị  (28/11/2012)
Quan hệ Lào - Việt Nam không có gì lay chuyển nổi  (28/11/2012)
EU cam kết tiếp tục hỗ trợ ngành thống kê ASEAN  (28/11/2012)
Làm thế nào để nông dân thuộc diện thu hồi đất ổn định đời sống, vươn lên làm giàu?  (28/11/2012)
Một số vấn đề về sở hữu đất đai ở nước ta hiện nay  (28/11/2012)
Kiểm soát nợ công đến 2015 không quá 65% GDP  (28/11/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay