Hội thảo "Thi hành pháp luật về đất đai ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và những giải pháp hoàn thiện"
Hành lang pháp lý về quản lý đất đai được hoàn thiện bằng Luật Đất đai năm 2003, Quốc hội cũng đã 2 lần ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai cùng hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật khác, tạo điều kiện để phát huy nguồn nội lực về đất đai góp phần giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, xây dựng và phát triển đất nước vững trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, ông Đinh Xuân Thảo cho biết: Mặc dù việc quản lý đất đai của nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ song vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết như việc khai thác đất nông nghiệp và phi nông nghiệp chưa tốt, tình trạng lãng phí còn nhiều, hiệu suất sử dụng còn thấp. Quy hoạch sử dụng đất chưa trở thành cơ sở pháp lý trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận… còn nhiều sai sót, tiêu cực chưa được khắc phục kịp thời và hoạt động quản lý kinh tế - tài chính về đất đai chưa hoàn thiện. Vì vậy, Hội thảo góp phần xây dựng hệ thống văn bản hoàn chỉnh trong quản lý đất đai ở nước ta trong tình hình mới.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung đánh giá về thực trạng quản lý đất đai ở nước ta hiện nay, tập trung thảo luận 6 nhóm vấn đề nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai gồm: chỉnh đốn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai; tổ chức mạng lưới văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp, lấy tỉnh làm đơn vị cơ bản; chuyển các trung tâm phát triển quỹ đất thành tổ chức kinh tế nhà nước kinh doanh đất đai; cải cách cơ bản công tác quản lý giá đất; đổi mới công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất, trong đó quần chúng phải tham gia vào quá trình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất và cải cách công tác đo đạc địa chính, lập hồ sơ địa chính bằng công nghệ cao phục vụ đắc lực cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai, hoàn thiện hệ thống cơ sở dự liệu địa chính./.
Công bố Tập sách “Địa dư đồ khảo” khẳng định đảo Hải Nam là biên giới cuối cùng của Trung Quốc  (28/08/2012)
Hội thảo hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan  (28/08/2012)
Pháp, Đức nỗ lực dập tắt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài gần 3 năm  (28/08/2012)
Dọa dẫm để tranh cử  (28/08/2012)
Triển lãm ảnh “43 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”  (28/08/2012)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay