Công bố Tập sách “Địa dư đồ khảo” khẳng định đảo Hải Nam là biên giới cuối cùng của Trung Quốc
Tập sách do cụ Trần Đình Bá (1867 - 1933) lúc làm Thượng thư Bộ Hình triều Khải Định (1916 - 1925) đã cho sao chép cất vào tủ sách Phước Trang ở tư thất (số 114 Mai Thúc Loan, Huế), truyền đến đời thứ 4 là Trần Đình Sơn thừa kế, di chuyển vào Sài Gòn từ năm 1968, hiện vẫn được lưu giữ tại 128 Đinh Tiên Hoàng, Thành phố Hồ Chí Minh. Tập sách Địa dư đồ khảo, viết trên giấy xuyến tốt, bên ngoài có bìa cứng, bọc lụa đỏ, kế đến là bìa giấy cũ màu nâu. Tổng cộng có 65 tờ viết chữ Nho hai mặt, chữ còn rõ đẹp, gồm 20 mục khảo cứu về địa dư và 20 bản đồ chi tiết đính kèm.
Hòa thượng Thích Trung Hậu, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: Dân tộc và Phật giáo luôn gắn liền với nhau. Bằng việc công bố tài liệu cổ liên quan đến vấn đề lãnh hải của đất nước, Giáo hội Phật giáo quan niệm rằng, ngoài công việc tu học theo giáo pháp của Đức Phật, những việc gì mang lại lợi ích cho dân tộc, cho số đông cũng là Phật sự - việc cần phải thực hiện.
Giáo sư Cao Huy Thuần, giảng dạy về Luật học và Chính trị tại Đại học Picardia (Pháp) đánh giá cao đóng góp của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã cung cấp một chứng cứ mới, thêm một trong những bằng chứng “sáng chói”, góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; khẳng định từ xa xưa, chính Trung Quốc công nhận biên giới của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cho biết thêm: Ngày nay tại Du Lâm, cực Nam của Hải Nam vẫn còn các tảng đá rất to lớn ghi hàng chữ lớn Thiên Nhai Hải Giác (chân trời góc biển), hoặc Hải Khoát Thiên Không (biển rộng trời không, mênh mông vô bờ bến). Ông cũng trích bài viết về Biển Đông của học giả người Trung Quốc Lý Lệnh Hoa (Trung tâm Thông tin hải dương Trung Quốc), có đoạn viết: “Vào thời nhà Thanh, có một chiếc tàu buôn của Pháp chở đồng đi qua vùng biển Tây Sa thì gặp cướp biển, bị cướp sạch. Theo quy tắc vận tải hàng hóa trên biển, họ phải đến gặp chính quyền sở tại để trình báo, đề nghị giúp bắt bọn cướp, đồng thời xin chính quyền nơi đó xác nhận làm bằng chứng để khi về báo cáo lại với chủ hãng và đòi bảo hiểm bồi thường. Viên thuyền trưởng người Pháp đưa tàu chạy đến cảng gần nhất là Du Lâm ở đảo Hải Nam, trình báo với tri phủ địa phương. Viên quan địa phương nói với thuyền trưởng người Pháp: “Nơi chúng ta đứng đây có tên là Thiên Nhai Hải Giác. Đất của Thiên triều đến đây là hết rồi. Chuyện ông bị cướp ngoài biển biết là ở chỗ nào? Ông bị cướp, chúng tôi không chịu trách nhiệm. Không quản được mà cũng không muốn quản”. Viên thuyền trưởng đành phải cho tàu chạy vào cảng Hải Phòng. Quan chức địa phương ở đó rất tốt, xác nhận cho ông ta, lại còn cho tàu ra chạy ngoài biển, coi như đã truy bắt cướp. Đó là chứng cứ về kiểm soát và quản lý thực tế. Chứng cứ này nói lên: Chính phủ Trung Quốc ngay từ thời triều Thanh đã không thừa nhận Hoàng Sa là lãnh thổ của mình, cũng không đảm trách công tác trị an ở đó. Còn chính quyền Việt Nam khi đó không những đã cho Hoàng Sa là lãnh thổ của mình, mà còn thực thi công tác giữ gìn trật tự ở đó. Điều đó chẳng chứng minh Hoàng Sa từ xưa đến nay đều thuộc về Việt Nam hay sao?”./.
Hội thảo hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan  (28/08/2012)
Pháp, Đức nỗ lực dập tắt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài gần 3 năm  (28/08/2012)
Dọa dẫm để tranh cử  (28/08/2012)
Triển lãm ảnh “43 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”  (28/08/2012)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên