Ai Cập củng cố quan hệ với các cường quốc kinh tế và chính trị trên thế giới
Tổng thống Mơ-xi khẳng định: "Ai Cập hiện nay là một nhà nước dân sự, một nhà nước dân tộc, dân chủ, hiến định và hiện đại. Quan hệ quốc tế của Ai Cập với tất cả các nước sẽ cởi mở và dựa trên nguyên tắc cân bằng". Các phát biểu khác của Tổng thống Mơ-xi cũng thể hiện Ai Cập sẽ duy trì hiệp ước hòa bình với I-xra-en, có cách tiếp cận mới trong vấn đề hạt nhân của I-ran và kêu gọi các đồng minh của Tổng thống Xy-ri Ba-sa An Át-xát giúp giải quyết cuộc khủng hoảng dai dẳng tại quốc gia này.
Nhằm gia tăng vai trò của Ai Cập trong các vấn đề khu vực, Tổng thống Mơ-xi đã kêu gọi đối thoại giữa Ai Cập, A-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và I-ran để tìm cách chấm dứt đổ máu ở Xy-ri. Tổng thống Mơ-xi cũng bày tỏ quan điểm về vấn đề Xy-ri là ông Át-xát nên ra đi, song ông phản đối mọi can thiệp quân sự từ bên ngoài dưới mọi hình thức.
Tổng thống Mơ-xi thực hiện chuyến thăm Trung Quốc cấp nhà nước từ ngày 28 đến 30-8 nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Xy-ri, đồng thời mong muốn kêu gọi hơn nữa đầu tư của Trung Quốc vào Ai Cập. Sau Trung Quốc, Tổng thống Mơ-xi sẽ tới I-ran dự Hội nghị thượng đỉnh Phong trào Không liên kết (NAM). Chuyến đi này được nhận định có thể là một dấu hiệu thay đổi quan trọng trong khu vực bởi đây sẽ là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Ai Cập tới I-ran kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 tại I-ran. Sau đó, Tổng thống Mơ-xi cũng sẽ đến Mỹ, nước đang tài trợ cho quân đội Ai Cập 1,3 tỷ USD/năm.
Tại cuộc họp báo ở Cai-rô ngày 26-8, người phát ngôn của Tổng thống, ông Y-a-xê A-li khẳng định: "Việc Tổng thống Mơ-xi hướng tới châu Phi, các nước vùng Vịnh, Trung Quốc, và I-ran là một bước đi trên con đường đối ngoại cân bằng", đó cũng là nhằm bảo đảm an ninh của Ai Cập thông qua củng cố quan hệ với các nước châu Phi, các nước Hồi giáo và các cường quốc kinh tế và chính trị trên thế giới.
Đối phó với các vấn đề kinh tế trong nước, Tổng thống Mơ-xi cho biết sẽ không áp đặt các loại thuế mới hoặc phá giá đồng tiền của Ai Cập, mà sẽ dựa vào đầu tư, du lịch và xuất khẩu để vực dậy nền kinh tế quốc gia sau hơn 18 tháng bị tàn phá bởi rối loạn chính trị.
Về vấn đề việc làm, theo Tổng thống Mơ-xi, thách thức hiện nay đối với Ai Cập là tạo ra 700.000 việc làm mới mỗi năm, hướng tới đạt mức tăng trưởng 6%/năm trở lên. Tuần trước, Chính phủ của Tổng thống Mơ-xi đã chính thức đề nghị Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho vay 4,8 tỷ USD để lấp lỗ hổng tài chính trong ngân sách và cân bằng thu chi. Được biết, trong ba tháng qua, Ca-ta, A-rập Xê-út và Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (IDB) đã cam kết giúp Ai Cập hơn 5 tỷ USD, song số tiền này không được giải ngân dài hạn./.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: Trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho Viện Dầu khí Việt Nam  (28/08/2012)
Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả  (28/08/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Xinh-ga-po  (28/08/2012)
“Ngoại giao Việt Nam vươn tới những tầm cao mới"  (28/08/2012)
Thành lập mới 18 xã, 1 huyện thuộc tỉnh Điện Biên  (28/08/2012)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm