Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: Trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho Viện Dầu khí Việt Nam
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng: trong gần 35 năm xây dựng và phát triển (22-5-1978 – 22-5-2012), Viện Dầu khí Việt Nam đã trở thành tổ chức khoa học và công nghệ (KHCN) hàng đầu của Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam, với một số lĩnh vực ngang tầm khu vực, có khả năng triển khai nghiên cứu phát triển và cung cấp dịch vụ khoa học - kỹ thuật cho toàn bộ công nghiệp dầu khí. Các kết quả nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản của Viện Dầu khí Việt Nam phục vụ rất hiệu quả cho công tác thăm dò, khai thác dầu khí và lọc hóa dầu, đã được các cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng làm luận cứ khoa học, định hướng phát triển, hoạch định chính sách, chiến lược phát triển công nghiệp dầu khí và các ngành công nghiệp liên quan; tư vấn cho lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong việc ra các quyết sách quan trọng, chiến lược, cũng như kế hoạch cụ thể để nâng cao hiệu quả, cũng như gia tăng chất lượng tăng trưởng. Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: Để làm tốt vai trò là nền tảng, động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của ngành kinh tế-kỹ thuật quan trọng như dầu khí, cũng như để thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta từ nay đến năm 2020, VPI phải là nơi hội tụ chất xám của ngành, gắn kết chặt chẽ các hoạt động nghiên cứu khoa học với ứng dụng công nghệ, giải quyết các vấn đề thực tiễn sản xuất kinh doanh đặt ra và công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn ngành. Với các giải pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế, liên kết trong và ngoài ngành, tăng cường ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ, “thế kiềng ba chân” nghiên cứu-ứng dụng-đào tạo của VPI sẽ tạo nên những bước chuyển biến mạnh mẽ trong chất lượng nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng, trực tiếp đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển bền vững của ngành dầu khí. Bên cạnh đó, VPI cần tiếp tục xây dựng phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, xây dựng tập thể những nhà nghiên cứu say mê, nhiệt tình cống hiến, xây dựng môi trường làm việc tiên tiến, có phương pháp quản trị hiện đại, tạo động lực để cán bộ nghiên cứu khoa học sáng tạo không ngừng và có cơ hội cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp khoa học - công nghệ dầu khí.
Báo cáo tại buổi lễ, TS. Phan Ngọc Trung - Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam cho biết: “Trong giai đoạn phát triển mới, Viện Dầu khí Việt Nam tập trung tối ưu hóa các nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng thành Học viện Dầu khí chuyên sâu, hoàn chỉnh, đồng bộ, kết hợp nghiên cứu - ứng dụng - đào tạo và thực sự là bộ não tham mưu cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngành Dầu khí Việt Nam; đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Trên cơ sở đó, Viện Dầu khí Việt Nam đã và đang phấn đấu là điểm hội tụ và phát triển trí tuệ, chất xám khoa học công nghệ dầu khí hiện đại, xứng đáng là Trí tuệ Dầu khí Việt Nam Anh hùng”. Chỉ trong giai đoạn 2001 - 2011, với việc chủ trì và tham gia thực hiện hơn 700 đề tài/nhiệm vụ nghiên cứu KHCN cấp Nhà nước, cấp bộ/ngành, VPI đã xây dựng được cơ sở dữ liệu khoa học, đầy đủ, tin cậy về tiềm năng và trữ lượng dầu khí trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, phục vụ việc hoạch định chính sách và xây dựng chiến lược tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, cũng như các giải pháp quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên môi trường biển của Nhà nước một cách khoa học, hiệu quả. Đồng thời, VPI đã triển khai hợp đồng nghiên cứu thường xuyên nhằm chính xác hóa trữ lượng dầu khí, xác định vị trí các giếng khoan mới, tối ưu hóa hiệu quả thăm dò cũng như khai thác làm lợi hàng trăm triệu đô la Mỹ cho ngành.
Phát biểu kết thúc buổi lễ, Tổng Giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu khẳng định: Trong Chiến lược tăng tốc phát triển của PVN từ nay đến 2015, VPI được xác định là đơn vị đóng vai trò trung tâm trong thực hiện các giải pháp đột phá về con người và về khoa học-công nghệ. Vì vậy, VPI cần tập trung hơn nữa sức lực và trí tuệ, kinh nghiệm và tri thức, bám sát các ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của PVN; trong đó cốt lõi là thăm dò khai thác dầu khí. PVN sẽ tập trung đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho VPI, hỗ trợ mọi mặt để VPI tiếp tục có những công trình nghiên cứu và giải pháp khoa học công nghệ thực sự tạo động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của toàn ngành./.
Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả  (28/08/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Xinh-ga-po  (28/08/2012)
“Ngoại giao Việt Nam vươn tới những tầm cao mới"  (28/08/2012)
Thành lập mới 18 xã, 1 huyện thuộc tỉnh Điện Biên  (28/08/2012)
Cán bộ Phú Yên học tập chuyên đề về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (28/08/2012)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm