Liên hợp quốc xác định thiệt hại do tội phạm có tổ chức gây ra
TCCSĐT - Mới đây, bên lề Hội nghị thường niên của Liên hợp quốc về vấn đề tội phạm, Liên hợp quốc đã đưa ra số liệu về mức độ thiệt hại do tội phạm có tổ chức gây ra trên phạm vi toàn thế giới. Đây cũng là lần đầu tiên Liên hợp quốc định lượng những thiệt hại ấy.
Theo ông Yuri Fedotov, người đứng đầu Văn phòng Liên hợp quốc về chống ma tuý và tội phạm, tội phạm có tổ chức gây thiệt hại hàng năm 1600 tỉ USD. Số liệu này là kết quả của một công trình nghiên cứu dựa trên những thông tin có được cho năm 2009 liên quan đến tội phạm có tổ chức, buôn bán ma tuý và buôn người. Cũng theo cơ quan này của Liên hợp quốc, những kẻ chủ mưu buôn người thu lợi hàng năm 32 tỉ USD.
Phát biểu tại Viên, Áo, ông Y.Fedotov cho rằng, "rõ ràng là những gì trước đây chỉ bị coi là tội phạm thì nay đã trở thành một mối đe dạ toàn cầu đối với sức khoẻ, an ninh và sự phát triển bền vững của cả thế giới". Theo ông Y.Fedotov, tội phạm xuyên biên giới quốc gia như thế cản trở đáng kể việc thực hiện những Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc như đã được Liên hợp quốc đề ra cho tới năm 2015. Cũng vì thế mà cả thế giới cần phải "nhận thức là vấn đề này đòi hỏi phải có giải pháp toàn cầu. Không có đất nước nào có thể một mình giải quyết được vấn đề tội phạm có tổ chức xuyên biên giới quốc gia".
Trong công trình nghiên cứu này, Liên hợp quốc sử dụng số liệu của Văn phòng Liên hợp quốc chống ma tuý và tội phạm cũng như của Ngân hàng Thế giới năm 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 2,4 triệu người trên thế giới là nạn nhân của nạn buôn người và nạn tham nhũng ở các nước đang phát triển gây ra thiệt hại hàng năm ước tính lên tới 40 tỉ USD.
Báo cáo nghiên cứu này còn đi đến kết luận việc chống tội phạm có tổ chức ngày càng khó khăn hơn vì tội phạm được tổ chức này càng tinh vi hơn, có khả năng thích ứng hoá ngày càng cao hơn với các biện pháp phòng chống trong khuôn khổ quốc gia cũng như trên bình diện quốc tế.
Báo cáo nghiên cứu này không chỉ là lần đầu tiên Liên hợp quốc định lượng hóa thiệt hại hằng năm do tội phạm có tổ chức gây ra, mà còn gắn vấn đề này với việc thực hiện những Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, phát đi thông điệp cảnh báo tất cả các quốc gia trên trái đất và nhắc nhở trách nhiệm chung là phải hợp tác hiệu quả chống tội phạm có tổ chức./.
Nguy cơ bùng nổ chiến tranh ở Sudan  (27/04/2012)
Khai mạc Triển lãm - Hội chợ Thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long  (27/04/2012)
Bộ Chính trị cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội  (26/04/2012)
Tuần lễ Quốc gia về nước sạch, vệ sinh môi trường  (26/04/2012)
Khánh thành đường Võ Văn Kiệt tại thành phố Cần Thơ  (26/04/2012)
Tổ chức Hội thi Tuyên truyền lưu động về “Biên giới và Biển đảo”  (26/04/2012)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay