Sáng 30-10, Kiểm toán Nhà nước và Ủy ban Dân tộc đã họp báo công bố kết quả kiểm toán Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn 2), năm 2007. Chương trình 135 giai đoạn 2 do Ủy ban Dân tộc làm cơ quan thường trực gồm các hợp phần:

 
Tổng nguồn vốn đã đầu tư cho Chương trình 135 trong cả 3 năm (2006-2008) là 7.038 tỉ đồng.
 
Nguồn vốn cho Chương trình 135 giai đoạn 2 là 3.125 tỉ đồng trong tổng số ngân sách thực hiện chương trình là 12.950 tỉ đồng.
 
- Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc.

- Dự án phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu

- Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn bản và cộng đồng

- Chính sách hỗ trợ các dịch vụ cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.

Hiệu quả đạt được của Chương trình 135 giai đoạn 2

Tại buổi họp báo, ông Hà Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết: Việc triển khai Chương trình 135 giai đoạn I (từ năm 1998 đến 2005) đã đem lại sự thay đổi lớn về hạ tầng, giúp nhân dân vùng đặc biệt khó khăn xóa đói, giảm nghèo, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Chương trình đã góp phần làm thay đổi cơ bản bộ mặt của nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số, đời sống đồng bào dân tộc từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm nhanh, giáo dục, đào tạo, sức khỏe của người dân được chăm lo, kết cấu hạ tầng được cải thiện rõ rệt. Năm 2007 là năm thứ hai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2 (2006 - 2010), được triển khai trên địa bàn 1.946 xã vùng III và 3.143 thôn đặc biệt khó khăn của vùng II.

Báo cáo kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước cũng khẳng định, các công
Cho đến nay, Chương trình 135 đã và đang xây dựng được 11.765 công trình, dự án, trong đó công trình giao thông là 42%, thủy lợi: 22,8%, trường học: 18%.
 
107 xã thoát khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2, gồm 82 xã thuộc ngân sách trung ương đầu tư và 25 xã thuộc ngân sách địa phương đầu tư. Dự kiến, sẽ có 3 xã thoát khỏi diện đầu tư của chương trình 135 năm 2009 (gồm một xã của tỉnh Bình Định và hai xã của tỉnh Cao Bằng)
trình thiết yếu về giao thông, thủy lợi thuộc Chương trình 135 được xây dựng, đi vào hoạt động đã góp phần làm giảm khó khăn trong việc đi lại, cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới cho nông nghiệp góp phần nâng cao kiến thức cho cán bộ xã, thôn bản.

Theo Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái, quá trình triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2 bước đầu có những yếu tố thuận lợi trong công tác quản lý, chỉ đạo, phát huy dân chủ ở cơ sở, các công trình được đầu tư đều có sự tham gia giám sát của người dân, được người dân đánh giá phù hợp và phát huy hiệu quả. Mức độ giải ngân năm 2007 đạt trên 80,2% kinh phí được sử dụng, đạt 119,31% dự toán giao; dự án kết cấu hạ tầng đã thanh toán 3.594 công trình trị giá 1.396 tỉ đồng, đạt 115,03% dự toán và bằng 84,88% kinh phí được sử dụng.
 
Các địa phương, về cơ bản, đã bám sát nội dung chỉ đạo của Trung ương, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện; cụ thể hóa nhiệm vụ của Chương trình, lập kế hoạch hằng năm, công khai kế hoạch và nguồn vốn để phát huy tính dân chủ và chủ động trong quá trình thực hiện. Việc đảm bảo dân chủ, công khai trong quá trình thực hiện Chương trình, cơ bản, được các địa phương quan tâm, chỉ đạo thông qua việc họp dân để lấy ý kiến xây dựng kế hoạch cho giai đoạn 2006-2010 tại từng thôn, bản...

Những nhóm vấn đề tồn tại cần rút kinh nghiệm, xử lý, khắc phục

Báo cáo kết quả kiểm toán cũng cho thấy có 3 nhóm vấn đề tồn tại của nhiều địa phương triển khai Chương trình 135.

Thứ nhất, trong quản lý chương trình.

Một số địa phương còn thụ động, chưa xây dựng quy hoạch các công trình hạ tầng, kế hoạch đầu tư dài hạn, kế hoạch phân bổ vốn; chưa quan tâm chỉ đạo các cấp chính quyền (huyện, xã), chủ đầu tư trong tạo việc làm cho các hộ nghèo thông qua thực hiện dự án hạ tầng được đầu tư trên địa bàn; chưa tổng hợp được tổng giá trị đóng góp của người dân tham gia vào thực hiện các dự án thuộc Chương trình để tổng hợp vào thu, chi ngân sách. Ban chỉ đạo các cấp chưa kiểm tra chặt chẽ việc xem xét đối tượng thụ hưởng, chưa nắm vững danh sách các hộ nghèo trên địa bàn, làm ảnh hưởng đến mục tiêu đầu tư của Chương trình.

Công tác kiểm tra, giám sát tài chính của Chương trình chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, nên đã xảy ra những sai phạm trong quyết toán kinh phí dự án. Việc bố trí vốn của các bộ, ngành trung ương để thực hiện nội dung hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân ...còn chậm, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình.

Thứ hai, trong việc thực hiện mục tiêu Chương trình
Số liệu điều ra của Kiểm toán Nhà nước tại 10 tỉnh, qua phát phiếu và phỏng vấn 2083 người dân cho thấy:

- 91% người dân được biết có Chương trình 135 đầu tư cho xã.

- 86% người dân được hỏi ý kiến khi dự án được đầu tư.

- 94% người dân cho rằng công trình, dự án của Chương trình 135 được đầu tư là hợp lý.

- 95% người dân đánh giá công trình 135 đầu tư sử dụng đúng mục đích.

- 70% người dân được tham gia học tập về Chương trình.

- 97% người dân cho rằng nên kéo dài thời gian thực hiện Chương trình 135.

Nguồn kinh phí có hạn, việc sử dụng kém hiệu quả, lại bị lãng phí, do nhiều nguyên nhân như chậm phân vốn cho các tiểu dự án; chậm bàn giao công trình; công trình bị xuống cấp nhưng chưa được cấp kinh phí duy tu; việc quản lý, sử dụng và kinh phí của Chương trình còn nhiều bất cập, nên gây lãng phí nguồn vốn. Chẳng hạn, do phân giao vốn chưa kịp thời, không đúng thời vụ, nên một số dự án không hiệu quả. Thí dụ, ở Phú Thọ, chuối trồng sai thời vụ, gây thiệt hại cho người thụ hưởng.

Nhiều nơi, một số công trình hoàn thành bàn giao từ năm 2005, năm 2006, nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào sử dụng, vì thế có nhiều hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng.

Tỷ lệ giải ngân thuộc dự án đào tạo thấp, số người thực tế tham gia các lớp đào tạo, tập huấn thấp hơn so với dự kiến. Dự án chính sách hỗ trợ các dịch vụ, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luận chưa được trung ương giao kinh phí nên chưa thể triển khai thực hiện.

Thứ ba, việc lập và giao dự toán.

Công tác phân khai, giao kinh phí của một số địa phương cho dự án còn chậm; vẫn còn tình trạng phân bổ dự toán chưa đúng nội dung, đối tượng của Chương trình và các quy định hiện hành.

Thứ tư, vấn đề chấp hành chế độ tài chính trong quản lý và sử dụng kinh phí.

Chất lượng công tác khảo sát, thiết kế và lập dự toán còn hạn chế, nhiều hồ sơ thiết kế sơ sài, thiếu chi tiết, vì thế trong khi thi công lại phải điều chỉnh gây lãng phí.

Việc huy động sự tham gia đóng góp của người dân thuộc các công trình xây dựng của Chương trình 135 chưa tốt. Một số đơn vị chưa chấp hành nghiêm túc công tác đấu thầu theo quy định của Nhà nước. Công tác nghiệm thu, lập báo cáo quyết tóan, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành chưa thực hiện đúng theo quy định. Việc quyết toán vốn đầu tư còn chậm. Nhiều công trình đã nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng, nhưng chủ đầu tư vẫn chưa lập báo cáo hoặc đã lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo quy định nhưng chưa được phê duyệt quyết toán của cơ quan có thẩm quyền. Một số công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng, hoàn tất việc thanh toán nhưng vẫn chưa thanh lý hợp đồng. Việc sử dụng kinh phí dự án đào tạo không đúng đối tượng, mục đích quy định...

Qua kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý về tài chính 13.767 triệu đồng gồm: thu hồi nộp ngân sách nhà nước, các khoản xuất toán 675 triệu đồng; giảm cấp phát, thanh toán 482 triệu đồng; đề nghị các địa phương bố trí nguồn để hoàn trả vốn cho Chương trình 135: 2.081 triệu đồng; chuyển quyết toán năm sau 10.386 triệu đồng; giảm khác 143 triệu đồng.

Kiểm toán Nhà nước cũng kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tổ chức để xảy ra các sai phạm qua kết quả kiểm toán; thực hiện tốt công tác quản lý tài chính kế toán... đồng thời, kiến nghị Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu hỗ trợ kinh phí để sửa chữa và bảo dưỡng các công trình xây dựng thuộc Chương trình 135 nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình đã được đầu tư.

Việc thực hiện Chương trình 135 được triển khai ở vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, người dân nghèo, trình dộ dân trí hạn chế, trình độ cán bộ có nhiều bất cập; các hợp phần của Chương trình 135 rất rộng lớn, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến những sai phạm khi triển khai Chương trình đã được nêu trong báo cáo kiểm tóan của Kiểm toán Nhà nước./.
 

Năm 2008 Thủ tướng Chính phủ quyết định tăng thêm định mức đầu tư cho Chương trình 135:

- Tăng định mức đầu tư cho dự án hỗ trợ phát triển sản xuất từ 120 triệu đồng/xã lên 200 triệu đồng/xã và bố trí đầu tư 30 triệu đồng/thôn đặc biệt khó khăn.

- Tăng định mức đầu tư cho dự án xây dựng kết cấu hạ tầng từ 700 triệu đồng/xã lên 800 triệu đồng/xã và bố trí đầu tư 150 triệu đồng/thôn đặc biệt khó khăn.

- Tăng định mức đầu tư cho dự án đào tạo nâng cao năng lực từ 40 triệu đồng/xã lên 60 triệu đồng/xã và bố trí đầu tư 15 triệu đồng/thôn đặc biệt khó khăn.

- Bố trí 112 tỉ đồng cho duy tu, bảo dưỡng các công trình nhằm đảm bảo tính bền vững của đầu tư.

- Bố trí kinh phí thực hiện chiến lược truyền thông của chương trình 135 giai đoạn 2.