Tăng cường hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN với Nhật Bản và Trung Quốc
TCCSĐT - Ngày 26-8-2010, tại Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị Tham vấn lần thứ 16 giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) và Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) và Hội nghị Tham vấn lần thứ 9 giữa AEM và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc (MOFCOM).
Tại Hội nghị Tham vấn giữa AEM và METI, các Bộ trưởng đều cho rằng, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tổng kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Nhật Bản đã giảm từ 214,4 tỉ đô la năm 2008 xuống 160,9 tỉ đô la năm 2009, tương đương mức giảm 25%. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là một đối tác thương mại quan trọng của ASEAN trong năm 2009; vốn đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản vào ASEAN không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu với sự tăng trưởng từ 4,7 tỉ USD năm 2008 lên 5,3 tỉ USD năm 2009, tương đương tăng gần 14%. Nhật Bản vẫn là một nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng, chiếm tỷ lệ 13,4% tổng vốn đầu tư vào ASEAN năm 2009.
Hiện nay, Nhật Bản là nước thực hiện tốt cam kết tăng cường quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản và thúc đẩy hội nhập kinh tế ASEAN, đặc biệt trong vấn đề thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN và cam kết thúc đẩy “Kế hoạch An toàn hóa học bền vững châu Á”. Đồng thời, Nhật Bản cũng là quốc gia đưa ra nhiều sáng kiến như: hình thành các cộng đồng thông minh tại Đông Á và các nước ASEAN; sáng kiến Kinh tế tri thức châu Á...
Hiện nay tất cả các Bên đã phê chuẩn Hiệp định Hợp tác toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEF) và việc thực hiện đầy đủ Hiệp định AJCEP sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực, cũng như tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước Đông Á. Để thực hiện mục tiêu này, các Bộ trưởng yêu cầu các quan chức tập trung vào tất cả các vấn đề trong quá trình thực hiện để bảo đảm thực hiện thuận lợi và tận dụng tối đa Hiệp định AJCEP.
Tại Hội nghị Tham vấn AEM và MOFCOM lần thứ 9, các bộ trưởng hoan nghênh việc hoàn thành Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) từ ngày 1-1-2010, với việc thuế suất đối với 97% các mặt hàng thuộc danh mục thông thường giữa các nước ASEAN-6 (Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan) và Trung Quốc đã được xóa bỏ. Hơn 89% sản phẩm hiện nay đã được trao đổi tự do giữa ASEAN - 6 và Trung Quốc. Các bên còn lại của ACFTA cũng đang thực hiện cam kết giảm thuế theo các thời hạn quy định trong Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN - Trung Quốc.
Các bộ trưởng ghi nhận, sau khi tăng mạnh trong giai đoạn 2007 – 2008, thương mại hai chiều giữa ASEAN và Trung Quốc giảm 9,5% trong năm 2009, từ 196,9 tỉ USD trong năm 2008 xuống 178,2 tỉ USD trong năm 2009. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, chiếm tỷ lệ 11,6% trong tổng kim ngạch thương mại của ASEAN, thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN giảm nhẹ 7,8% trong năm 2009, từ 23,1 tỉ USD trong năm 2008 xuống 213 tỉ USD trong năm 2009 và ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc, chiếm 9,7% tổng thương mại của Trung Quốc; dòng đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc vào ASEAN giảm nhẹ 7,6%, từ 2,5 tỉ USD năm 2008 xuống 2,3 tỉ USD trong năm 2009. Tuy nhiên, ASEAN vẫn là một điểm đến tương đối hấp dẫn với đầu tư nước ngoài của các nhà đầu tư Trung Quốc trong bối cảnh luồng vốn đầu tư toàn cầu giảm hơn 37% trong năm 2009.
Các bộ trưởng nhất trí tiếp tục củng cố Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN - Trung Quốc cũng như việc thực hiện Hiệp định; thông qua Quy tắc xuất xứ các sản phẩm cụ thể đã được chuyển đổi sang HS 2007 trong ACFTA để bổ sung vào Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN - Trung Quốc; coi trọng việc thực hiện Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ sửa đổi và thúc đẩy nhanh việc ký kết Nghị định thư thứ 2 để sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN - Trung Quốc thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc trong thời gian sớm nhất./.
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Công nghiệp Mê Công - Nhật Bản lần thứ hai  (26/08/2010)
Tháng 8-2010, thu hút hơn 2,5 tỉ USD vốn FDI  (26/08/2010)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên