Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp đoàn Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt
Ngày 31-7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Nhật Bản - Việt Nam thuộc Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) nhân dịp sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Keidanren là liên đoàn kinh tế lớn nhất Nhật Bản, thành viên gồm 1.340 doanh nghiệp lớn nhất Nhật Bản, 109 hiệp hội công nghiệp toàn quốc và 47 tổ chức kinh tế tầm khu vực và địa phương.
Chào mừng chuyến thăm Việt Nam của Đoàn công tác Ủy ban kinh tế Nhật Bản - Việt Nam thuộc Keidanren, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cảm ơn Keidanren đã hợp tác tích cực và hiệu quả với Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam tổ chức thành công cuộc gặp gỡ, đối thoại của Chủ tịch nước với lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản thuộc Keidanren vào cuối tháng Năm vừa qua nhân dịp Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản (từ ngày 29-5 đến 02-6).
Chủ tịch nước cho biết, chuyến thăm Nhật Bản đã thành công tốt đẹp và sau chuyến thăm đã có nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư, kinh doanh; cùng đó là số lượng khách du lịch giữa hai nước ngày càng tăng, minh chứng cho quan hệ hợp tác song phương đang rất phát triển.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ quý báu của Keidanren - với tư cách là tổ chức kinh tế lớn nhất, có ảnh hưởng nhất của Nhật Bản - đồng hành cùng Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, là cầu nối giúp các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, góp phần đưa quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước phát triển tốt đẹp trên mọi lĩnh vực.
Chủ tịch nước cho rằng, việc hai nước chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược chung, đặc biệt với việc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực trong thời gian tới, Việt Nam xác định Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài; mong muốn cùng Nhật Bản phát triển toàn diện và thực chất hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp này.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, tiềm năng phát triển của kinh tế Việt Nam sẽ mang đến nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Nhật Bản; Việt Nam sẽ tạo những điều kiện thuận lợi và đồng hành cùng doanh nghiệp Nhật Bản triển khai các dự án đầu tư, kinh doanh có hiệu quả, ổn định, lâu dài tại Việt Nam trên tinh thần hai bên cùng có lợi.
Trên tinh thần này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Keidanren tiếp tục phối hợp xúc tiến các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên tại Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực Nhật Bản đang hỗ trợ Việt Nam trong chiến lược công nghiệp hóa trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, như nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông thủy sản, điện tử, máy nông nghiệp, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, dầu khí, sản xuất ôtô và phụ tùng ôtô...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao vai trò của hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật Bản - Việt Nam thuộc Keidanren, ông Kuniharu Nakamura, Chủ tịch Tập đoàn Sumitomo và ông Hideo Ichikawa, Chủ tịch và Tổng giám đốc Tập đoàn Showa Denko K.K, trong việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là việc thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản đã giúp duy trì cơ chế đối thoại chính sách giữa các cơ quan của Chính phủ Việt Nam với các doanh nghiệp Nhật Bản, là kênh thông tin hữu hiệu cho các cơ quan chức năng của Việt Nam trong quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư Việt Nam.
Ông Kuniharu Nakamura cảm ơn Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dành thời gian tiếp, trao đổi với các lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản thuộc Keidanren nhân chuyến thăm Nhật Bản vào tháng 5.
Nhấn mạnh hai bên đã có những trao đổi rất bổ ích, ông Nakamura cho rằng việc hai nước xây dựng mối quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đi vào thực chất hơn.
Ông Kuniharu Nakamura cho biết, đối với doanh nghiệp Nhật Bản thì Việt Nam là thị trường hấp dẫn nhờ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, dân số đông, tình hình chính trị ổn định và Việt Nam là cửa ngõ sang các nước ASEAN.
Đây là những cơ sở tạo cho Việt Nam ngày càng đóng góp quan trọng trong chuỗi toàn cầu. Đặc biệt, hợp tác đầu tư giữa hai nước ngày càng phát triển, trong đó đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam đạt hơn 9 tỷ USD vào năm ngoái.
Ông Kuniharu Nakamura khẳng định, Keidanren mong muốn hợp tác với Việt Nam trong nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo nguồn nhân lực, tiếp tục cấp học bổng cho Việt Nam…
Ông Kuniharu Nakamura cho rằng, để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai nước thì việc hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh là điều vô cùng quan trọng và mong nhận được sự hỗ trợ và hợp tác của Chính phủ Việt Nam.
Nhân dịp này, ông Kuniharu Nakamura bày tỏ cám ơn Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã ủng hộ, giúp đỡ người dân Nhật Bản trong đợt mưa lũ tháng 7; đồng thời gửi lời thăm hỏi, chia sẻ đến người dân các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam vừa gánh chịu thiệt hại nặng nề do mua lũ gây ra.
Ông Hideo Ichikawa đánh giá Việt Nam đang triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Ông Hideo Ichikawa cho rằng, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản đã góp phần thu hút đầu tư vào Việt Nam; nhấn mạnh các doanh nghiệp nghiệp Nhật Bản mong muốn tiếp tục thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng cao trên mô hình PPP (đối tác công tư) và đây cũng là chủ đề quan trọng của giai đoạn 7 Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản.
Ông Hideo Ichikawa khẳng định, Keidanren tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong thực hiện sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản; qua đó, góp phần quan trọng vào việc cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy việc thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng vào Việt Nam./.
Chính phủ không vì bệnh thành tích mà bỏ qua vi phạm thi cử  (31/07/2018)
Giá trị công bằng - Yêu cầu nội tại của chủ nghĩa xã hội  (31/07/2018)
“Trì quốc” và lòng dân, vận nước  (31/07/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 23 đến 29-7-2018)  (31/07/2018)
Góp phần đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch trên mạng internet trong Quân đội hiện nay  (31/07/2018)
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội  (30/07/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên