Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 23 đến 29-7-2018)
20:40, ngày 31-07-2018
TCCSĐT - Diễn đàn M&A thường niên lần thứ 10, do Báo Đầu tư và Công ty AVM Việt Nam tổ chức, với chủ đề “Bước ngoặt mới. Kỷ nguyên mới” nhằm đánh giá, phân tích cập nhật nhất về những cơ hội và xu hướng M&A Việt Nam trong bối cảnh mới đồng thời nhìn lại hoạt động của thị trường M&A tại Việt Nam trong 10 năm qua.
Thủ tướng: Cần tìm một không gian, động lực phát triển mới
Thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương, chiều 23-7, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đồng chủ trì buổi làm việc giữa 2 cơ quan về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 và trao đổi một số chính sách, giải pháp lớn nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết với vai trò là cơ quan tham mưu chiến lược cho Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước, Ban Kinh tế Trung ương đã bám sát chương trình công tác của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước cũng như diễn biến kinh tế thế giới và khu vực để phối hợp với Ban Cán sự đảng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu, đề xuất kịp thời, có hiệu quả các chủ trương chính sách về đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Tại buổi làm việc, các thành viên trong Ban Cán sự đảng Chính phủ, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương và các đại biểu đã thảo luận, phân tích, đánh giá về một số vấn đề đáng quan tâm như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, rủi ro chu kỳ kinh tế 10 năm, tác động của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đối với Việt Nam, từ đó đưa ra một số chủ trương, giải pháp về bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững trong thời gian tới.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả phối hợp công tác giữa Ban Kinh tế Trung ương và Ban Cán sự Đảng Chính phủ thời gian qua, nhất là việc mới đây đã phối hợp tổ chức thành công Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0.
Thủ tướng nhấn mạnh, nội dung buổi làm việc làn này giữa hai cơ quan nhằm đánh giá, nhận định tổng thể ề kinh tế vĩ mô của đất nước trong năm 2018, qua đó đề xuất các giải pháp không chỉ hoàn thành toàn diện kế hoạch kinh tế xã hội năm nay mà còn thảo luận về các động lực tăng trưởng thời gian tới.
Mặc dù cho rằng tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay khá tốt, trong đó có các yếu tố tỷ giá, lãi suất, lạm phát, tăng trưởng, thu ngân sách, dự trữ quốc gia… được bảo đảm, nhưng Thủ tướng cho rằng, vấn đề đặt ra lâu dài đặt ra là chất lượng tăng trưởng và tăng trưởng bền vững. Do vậy, Thủ tướng nhấn mạnh đến yêu cầu quan trọng hiện nay là cần tìm một không gian, động lực phát triển mới.
Đề cập đến đánh giá của một số chuyên gia cho rằng, không gian chính sách tài khóa tiền tệ của nền kinh tế không còn nhiều, Thủ tướng nêu rõ vấn đề đặt ra là dù còn ít thì cũng phải tận dụng hiệu quả, vừa làm, vừa tạo ra không gian mới.
Không chỉ áp dụng một công cụ mà cần phải có kế hoạch áp dụng đồng bộ nhiều công cụ; không chỉ một loại chính sách mà vận dụng nhiều loại chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư để phối hợp đảm bảo hài hòa, nhịp nhàng.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận đánh giá thực chất tình hình kinh tế vĩ mô, nêu ra những vấn đề khó khăn vướng mắc hiện nay như tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, những tồn tại của nền kinh tế, các tác động từ bên ngoài, các hàng rào thuế quan và thương mại của các thị trường lớn trên thế giới…
Xu hướng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trong bối cảnh mới
Sáng 24-7, Ban Tổ chức Diễn đàn Mua bán-Sáp nhập doanh nghiệp (M&A Vietnam Forum 2018) dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp báo cung cấp các thông tin chính thức về diễn đàn.
Diễn đàn M&A thường niên lần thứ 10, do Báo Đầu tư và Công ty AVM Việt Nam tổ chức, với chủ đề “Bước ngoặt mới. Kỷ nguyên mới” nhằm đánh giá, phân tích cập nhật nhất về những cơ hội và xu hướng M&A Việt Nam trong bối cảnh mới đồng thời nhìn lại hoạt động của thị trường M&A tại Việt Nam trong 10 năm qua.
Phát biểu tại buổi họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết diễn đàn năm nay được tổ chức trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, tốc độ tăng trưởng GDP sau khi đạt trên 6,8% vào năm 2017 tiếp tục đạt 7,08% trong 6 tháng đầu năm nay, cao nhất trong 10 năm qua.
Cùng với đó là niềm vui của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư khi kết quả cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh được củng cố. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với các thách thức không nhỏ do những yếu kém của nội tại nền kinh tế, cũng như những rủi ro từ tình hình thế giới, như chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chiến tranh thương mại, căng thẳng địa chính trị và suy giảm tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn.
“Có thể nói, thị trường M&A Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới để tạo nên một “Bước ngoặt mới. Kỷ nguyên mới” như chủ đề mà ban tổ chức đã xác định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro cần được lường trước và có giải pháp khắc phục để hoạt động M&A tiếp tục phát triển”, Thứ trưởng Phương nhấn mạnh.
Thị trường M&A Việt Nam đã trải qua một thập kỷ sôi động. Trong 10 năm qua, đã có gần 4.000 thương vụ được tạo lập, với tổng giá trị đạt khoảng 48,8 tỷ USD. Quy mô thị trường năm 2017 tăng 9 lần so với năm 2008.
Riêng trong năm 2017, tổng giá trị M&A tại Việt Nam đạt 10,2 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng 175% so với năm 2016. Thương vụ kỷ lục nhất của thập kỷ thuộc về ThaiBev (Thái Lan), thông qua công ty con Vietnam Beverage mua lại 51% Sabeco, công ty bia lớn nhất tại Việt Nam, trị giá 5 tỷ USD.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 3,35 tỷ USD (bằng 139% cùng kỳ năm 2017). Dự báo năm 2018, giá trị M&A có thể đạt 6,5 tỷ USD, bằng 63,7% so với năm 2017. Trong giai đoạn trung hạn, quy mô thị trường M&A Việt Nam có thể vượt qua mốc 5 tỷ USD của giai đoạn 2014 - 2016 để ổn định ở mốc 6 - 6,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, để thị trường M&A Việt Nam đạt mốc 10 tỷ USD ổn định thì rất cần sự nỗ lực lớn hơn, nhất là khi dự báo về “Làn sóng thứ hai” tại Việt Nam, dự kiến diễn ra trong 5 năm (2014 - 2018) với tổng giá trị thương vụ lên đến 20 tỷ USD, đang ở giai đoạn nước rút, trong đó toàn thị trường kỳ vọng nhiều hơn vào tương lai của khu vực doanh nghiệp tư nhân.
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức cho biết hoạt động M&A đã phát triển mạnh mẽ không chỉ về số lượng và quy mô thương vụ, mà còn thực sự trở thành một kênh huy động vốn mới hiệu quả trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Hoạt động M&A cũng đã góp phần nâng cao năng lực quản trị và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Minh nhấn mạnh sự bùng nổ các thương vụ M&A lớn trong nửa cuối năm 2017 và nửa đầu năm 2018 được “châm ngòi” bởi các chủ trương và các biện pháp đẩy mạnh cải cách thể chế, tái cấu trúc nền kinh tế, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, nhất là tại những doanh nghiệp lớn, phát triển khu vực kinh tế tư nhân... đang thực sự tạo ra bước ngoặt mới, mở ra một kỷ nguyên mới cho hoạt động M&A tại Việt Nam, với kỳ vọng lớn hơn giá trị và số lượng thương vụ.
Hội nghị G20 kêu gọi thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương
Ngày 28-7, Bộ trưởng Nông nghiệp Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) đã bày tỏ lo ngại trước sự gia tăng của các biện pháp bảo hộ, đi ngược những nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và gây cản trở tới sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.
Dẫn thông cáo chung của hội nghị sau hai ngày nhóm họp tại đây, cho biết các bộ trưởng nông nghiệp G20 cũng cam kết tránh áp dụng các rào cản không cần thiết trong thương mại quốc tế, đồng thời khẳng định sẽ tuân thủ quyền và nghĩa vụ theo các thỏa thuận của WTO.
Tuyên bố chung của hội nghị cũng thừa nhận tầm quan trọng của hệ thống thương mại đa phương minh bạch và mở cửa với những nguyên tắc rõ ràng.
Các nước thành viên G20 cho rằng với một hệ thống thương mại như vậy sẽ giúp giải quyết tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới trong bối cảnh nhu cầu lương thực ngày càng cao.
Hội nghị cũng kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế trong cuộc đấu tranh chống lại sự biến đổi khí hậu đang là một trong mối đe dọa lớn đối với ngành nông nghiệp.
Các nước thành viên G20 hiện chiếm khoảng 60% diện tích đất nông nghiệp và 80% sản lượng lương thực và nguyên liệu nông sản trên thế giới.
Trung Quốc chi mạnh vào kết cấu hạ tầng, đối phó cuộc chiến thương mại
Reuters đưa tin, các nguồn tin chính sách cho biết, Trung Quốc đang lên kế hoạch chi nhiều tiền hơn cho các dự án cơ sở hạ tầng và nới lỏng các hạn chế vay mượn đối với các chính quyền địa phương, nhằm giúp xoa dịu cú sốc cho nền kinh tế vốn chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ.
Cuộc chiến thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã phủ bóng đen lên triển vọng cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, và gây xáo trộn các thị trường tài chính. Sự giảm tốc mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc có thể gây hậu quả mất việc làm, mối quan ngại mà Bắc Kinh đã nêu lên. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc đã loại trừ khả năng thực hiện chính sách kích thích tài khóa mạnh mẽ, do lo ngại thổi bùng các nguy cơ nợ.
Một gói chi tiêu 4.000 tỷ NDT (khoảng 590 tỷ USD) trong năm 2008 - 2009 đã bảo vệ nền kinh tế Trung Quốc khỏi khủng hoảng toàn cầu, song chất gánh nặng nợ nần lên các chính quyền địa phương và các doanh nghiệp quốc doanh. Các nguồn thạo tin cho hay, mức độ chi tiêu cho kết cấu hạ tầng sẽ tùy thuộc vào diễn biến của cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.
Một cố vấn giấu tên của chính phủ cho biết: “Trong ngắn hạn, cách thức hiệu quả nhất là thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng. Chúng tôi sẽ biến chính sách tài khóa đóng vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ nền kinh tế, bởi chính sách tiền tệ kém hiệu quả hơn”.
Sau cuộc họp hồi đầu tuần do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì, Quốc hội Trung Quốc khẳng định, chính sách tài khóa sẽ trở nên “chủ động hơn”, đồng thời cam kết cắt giảm thêm thuế và đẩy nhanh việc ban hành trái phiếu đặc biệt của chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng.
Một quan chức thân cận khác cho hay: “Chi tiêu tài khóa có thể được đẩy nhanh và đầu tư trong một số dự án sẽ được xúc tiến. Điều này sẽ hỗ trợ nền kinh tế”.
Hiện Bộ Tài chính, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, cũng như Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chưa đưa ra phát biểu gì về thông tin trên.
Ngân sách của Liên hợp quốc đang trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 26-7 đã cảnh báo rằng Liên hợp quốc hiện đang thiếu ngân sách nghiêm trọng và có thể phải xem xét các biện pháp cắt giảm chi phí.
Trong thông điệp trên trang thông tin nội bộ của Liên hợp quốc, ông Guterres viết: “Dòng tiền mặt của chúng ta chưa bao giờ xuống mức thấp này ở thời điểm sớm như thế trong năm và xu hướng chung cũng đáng lo ngại: Chúng ta hết tiền sớm hơn và sẽ ở trong tình trạng này lâu hơn. Chúng ta cần thực hiện các biện pháp cắt giảm chi tiêu, trọng tâm là các chi phí không phải cho nhân viên”.
Theo Tổng Thư ký Guterres, nguyên nhân chính dẫn đến việc Liên hợp quốc thiếu hụt ngân sách là do các quốc gia thành viên không nộp khoản đóng góp ngân sách thường niên đúng hạn. Do đó, ông yêu cầu các quốc gia thành viên chưa nộp tiền ngân sách phải nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ này.
Tính đến cuối tháng 6-2018, Liên hợp quốc đã thu được gần 1,5 tỷ USD, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước gần 200 triệu USD. Trong tổng số 193 quốc gia thành viên, 112 nước đã thanh toán đầy đủ, 81 nước chưa thực hiện nghĩa vụ ngân sách cho Liên hợp quốc, trong đó đáng chú ý có Mỹ - quốc gia chịu trách nhiệm đóng góp 22% ngân sách của Liên hợp quốc.
Tháng 12-2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua khoản ngân sách cho 2 năm 2018 - 2019 là 5,4 tỷ USD, không bao gồm ngân sách cho hoạt động gìn giữ hòa bình./.
Thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự Đảng Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương, chiều 23-7, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đồng chủ trì buổi làm việc giữa 2 cơ quan về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 và trao đổi một số chính sách, giải pháp lớn nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết với vai trò là cơ quan tham mưu chiến lược cho Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước, Ban Kinh tế Trung ương đã bám sát chương trình công tác của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước cũng như diễn biến kinh tế thế giới và khu vực để phối hợp với Ban Cán sự đảng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu, đề xuất kịp thời, có hiệu quả các chủ trương chính sách về đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Tại buổi làm việc, các thành viên trong Ban Cán sự đảng Chính phủ, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương và các đại biểu đã thảo luận, phân tích, đánh giá về một số vấn đề đáng quan tâm như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, rủi ro chu kỳ kinh tế 10 năm, tác động của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đối với Việt Nam, từ đó đưa ra một số chủ trương, giải pháp về bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững trong thời gian tới.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả phối hợp công tác giữa Ban Kinh tế Trung ương và Ban Cán sự Đảng Chính phủ thời gian qua, nhất là việc mới đây đã phối hợp tổ chức thành công Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0.
Thủ tướng nhấn mạnh, nội dung buổi làm việc làn này giữa hai cơ quan nhằm đánh giá, nhận định tổng thể ề kinh tế vĩ mô của đất nước trong năm 2018, qua đó đề xuất các giải pháp không chỉ hoàn thành toàn diện kế hoạch kinh tế xã hội năm nay mà còn thảo luận về các động lực tăng trưởng thời gian tới.
Mặc dù cho rằng tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay khá tốt, trong đó có các yếu tố tỷ giá, lãi suất, lạm phát, tăng trưởng, thu ngân sách, dự trữ quốc gia… được bảo đảm, nhưng Thủ tướng cho rằng, vấn đề đặt ra lâu dài đặt ra là chất lượng tăng trưởng và tăng trưởng bền vững. Do vậy, Thủ tướng nhấn mạnh đến yêu cầu quan trọng hiện nay là cần tìm một không gian, động lực phát triển mới.
Đề cập đến đánh giá của một số chuyên gia cho rằng, không gian chính sách tài khóa tiền tệ của nền kinh tế không còn nhiều, Thủ tướng nêu rõ vấn đề đặt ra là dù còn ít thì cũng phải tận dụng hiệu quả, vừa làm, vừa tạo ra không gian mới.
Không chỉ áp dụng một công cụ mà cần phải có kế hoạch áp dụng đồng bộ nhiều công cụ; không chỉ một loại chính sách mà vận dụng nhiều loại chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư để phối hợp đảm bảo hài hòa, nhịp nhàng.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận đánh giá thực chất tình hình kinh tế vĩ mô, nêu ra những vấn đề khó khăn vướng mắc hiện nay như tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, những tồn tại của nền kinh tế, các tác động từ bên ngoài, các hàng rào thuế quan và thương mại của các thị trường lớn trên thế giới…
Xu hướng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trong bối cảnh mới
Sáng 24-7, Ban Tổ chức Diễn đàn Mua bán-Sáp nhập doanh nghiệp (M&A Vietnam Forum 2018) dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp báo cung cấp các thông tin chính thức về diễn đàn.
Diễn đàn M&A thường niên lần thứ 10, do Báo Đầu tư và Công ty AVM Việt Nam tổ chức, với chủ đề “Bước ngoặt mới. Kỷ nguyên mới” nhằm đánh giá, phân tích cập nhật nhất về những cơ hội và xu hướng M&A Việt Nam trong bối cảnh mới đồng thời nhìn lại hoạt động của thị trường M&A tại Việt Nam trong 10 năm qua.
Phát biểu tại buổi họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết diễn đàn năm nay được tổ chức trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, tốc độ tăng trưởng GDP sau khi đạt trên 6,8% vào năm 2017 tiếp tục đạt 7,08% trong 6 tháng đầu năm nay, cao nhất trong 10 năm qua.
Cùng với đó là niềm vui của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư khi kết quả cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh được củng cố. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với các thách thức không nhỏ do những yếu kém của nội tại nền kinh tế, cũng như những rủi ro từ tình hình thế giới, như chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chiến tranh thương mại, căng thẳng địa chính trị và suy giảm tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn.
“Có thể nói, thị trường M&A Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới để tạo nên một “Bước ngoặt mới. Kỷ nguyên mới” như chủ đề mà ban tổ chức đã xác định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro cần được lường trước và có giải pháp khắc phục để hoạt động M&A tiếp tục phát triển”, Thứ trưởng Phương nhấn mạnh.
Thị trường M&A Việt Nam đã trải qua một thập kỷ sôi động. Trong 10 năm qua, đã có gần 4.000 thương vụ được tạo lập, với tổng giá trị đạt khoảng 48,8 tỷ USD. Quy mô thị trường năm 2017 tăng 9 lần so với năm 2008.
Riêng trong năm 2017, tổng giá trị M&A tại Việt Nam đạt 10,2 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay và tăng trưởng 175% so với năm 2016. Thương vụ kỷ lục nhất của thập kỷ thuộc về ThaiBev (Thái Lan), thông qua công ty con Vietnam Beverage mua lại 51% Sabeco, công ty bia lớn nhất tại Việt Nam, trị giá 5 tỷ USD.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 3,35 tỷ USD (bằng 139% cùng kỳ năm 2017). Dự báo năm 2018, giá trị M&A có thể đạt 6,5 tỷ USD, bằng 63,7% so với năm 2017. Trong giai đoạn trung hạn, quy mô thị trường M&A Việt Nam có thể vượt qua mốc 5 tỷ USD của giai đoạn 2014 - 2016 để ổn định ở mốc 6 - 6,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, để thị trường M&A Việt Nam đạt mốc 10 tỷ USD ổn định thì rất cần sự nỗ lực lớn hơn, nhất là khi dự báo về “Làn sóng thứ hai” tại Việt Nam, dự kiến diễn ra trong 5 năm (2014 - 2018) với tổng giá trị thương vụ lên đến 20 tỷ USD, đang ở giai đoạn nước rút, trong đó toàn thị trường kỳ vọng nhiều hơn vào tương lai của khu vực doanh nghiệp tư nhân.
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức cho biết hoạt động M&A đã phát triển mạnh mẽ không chỉ về số lượng và quy mô thương vụ, mà còn thực sự trở thành một kênh huy động vốn mới hiệu quả trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Hoạt động M&A cũng đã góp phần nâng cao năng lực quản trị và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Minh nhấn mạnh sự bùng nổ các thương vụ M&A lớn trong nửa cuối năm 2017 và nửa đầu năm 2018 được “châm ngòi” bởi các chủ trương và các biện pháp đẩy mạnh cải cách thể chế, tái cấu trúc nền kinh tế, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, nhất là tại những doanh nghiệp lớn, phát triển khu vực kinh tế tư nhân... đang thực sự tạo ra bước ngoặt mới, mở ra một kỷ nguyên mới cho hoạt động M&A tại Việt Nam, với kỳ vọng lớn hơn giá trị và số lượng thương vụ.
Hội nghị G20 kêu gọi thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương
Ngày 28-7, Bộ trưởng Nông nghiệp Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) đã bày tỏ lo ngại trước sự gia tăng của các biện pháp bảo hộ, đi ngược những nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và gây cản trở tới sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.
Dẫn thông cáo chung của hội nghị sau hai ngày nhóm họp tại đây, cho biết các bộ trưởng nông nghiệp G20 cũng cam kết tránh áp dụng các rào cản không cần thiết trong thương mại quốc tế, đồng thời khẳng định sẽ tuân thủ quyền và nghĩa vụ theo các thỏa thuận của WTO.
Tuyên bố chung của hội nghị cũng thừa nhận tầm quan trọng của hệ thống thương mại đa phương minh bạch và mở cửa với những nguyên tắc rõ ràng.
Các nước thành viên G20 cho rằng với một hệ thống thương mại như vậy sẽ giúp giải quyết tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới trong bối cảnh nhu cầu lương thực ngày càng cao.
Hội nghị cũng kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế trong cuộc đấu tranh chống lại sự biến đổi khí hậu đang là một trong mối đe dọa lớn đối với ngành nông nghiệp.
Các nước thành viên G20 hiện chiếm khoảng 60% diện tích đất nông nghiệp và 80% sản lượng lương thực và nguyên liệu nông sản trên thế giới.
Trung Quốc chi mạnh vào kết cấu hạ tầng, đối phó cuộc chiến thương mại
Reuters đưa tin, các nguồn tin chính sách cho biết, Trung Quốc đang lên kế hoạch chi nhiều tiền hơn cho các dự án cơ sở hạ tầng và nới lỏng các hạn chế vay mượn đối với các chính quyền địa phương, nhằm giúp xoa dịu cú sốc cho nền kinh tế vốn chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ.
Cuộc chiến thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã phủ bóng đen lên triển vọng cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, và gây xáo trộn các thị trường tài chính. Sự giảm tốc mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc có thể gây hậu quả mất việc làm, mối quan ngại mà Bắc Kinh đã nêu lên. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc đã loại trừ khả năng thực hiện chính sách kích thích tài khóa mạnh mẽ, do lo ngại thổi bùng các nguy cơ nợ.
Một gói chi tiêu 4.000 tỷ NDT (khoảng 590 tỷ USD) trong năm 2008 - 2009 đã bảo vệ nền kinh tế Trung Quốc khỏi khủng hoảng toàn cầu, song chất gánh nặng nợ nần lên các chính quyền địa phương và các doanh nghiệp quốc doanh. Các nguồn thạo tin cho hay, mức độ chi tiêu cho kết cấu hạ tầng sẽ tùy thuộc vào diễn biến của cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.
Một cố vấn giấu tên của chính phủ cho biết: “Trong ngắn hạn, cách thức hiệu quả nhất là thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng. Chúng tôi sẽ biến chính sách tài khóa đóng vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ nền kinh tế, bởi chính sách tiền tệ kém hiệu quả hơn”.
Sau cuộc họp hồi đầu tuần do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì, Quốc hội Trung Quốc khẳng định, chính sách tài khóa sẽ trở nên “chủ động hơn”, đồng thời cam kết cắt giảm thêm thuế và đẩy nhanh việc ban hành trái phiếu đặc biệt của chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng.
Một quan chức thân cận khác cho hay: “Chi tiêu tài khóa có thể được đẩy nhanh và đầu tư trong một số dự án sẽ được xúc tiến. Điều này sẽ hỗ trợ nền kinh tế”.
Hiện Bộ Tài chính, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, cũng như Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chưa đưa ra phát biểu gì về thông tin trên.
Ngân sách của Liên hợp quốc đang trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 26-7 đã cảnh báo rằng Liên hợp quốc hiện đang thiếu ngân sách nghiêm trọng và có thể phải xem xét các biện pháp cắt giảm chi phí.
Trong thông điệp trên trang thông tin nội bộ của Liên hợp quốc, ông Guterres viết: “Dòng tiền mặt của chúng ta chưa bao giờ xuống mức thấp này ở thời điểm sớm như thế trong năm và xu hướng chung cũng đáng lo ngại: Chúng ta hết tiền sớm hơn và sẽ ở trong tình trạng này lâu hơn. Chúng ta cần thực hiện các biện pháp cắt giảm chi tiêu, trọng tâm là các chi phí không phải cho nhân viên”.
Theo Tổng Thư ký Guterres, nguyên nhân chính dẫn đến việc Liên hợp quốc thiếu hụt ngân sách là do các quốc gia thành viên không nộp khoản đóng góp ngân sách thường niên đúng hạn. Do đó, ông yêu cầu các quốc gia thành viên chưa nộp tiền ngân sách phải nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ này.
Tính đến cuối tháng 6-2018, Liên hợp quốc đã thu được gần 1,5 tỷ USD, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước gần 200 triệu USD. Trong tổng số 193 quốc gia thành viên, 112 nước đã thanh toán đầy đủ, 81 nước chưa thực hiện nghĩa vụ ngân sách cho Liên hợp quốc, trong đó đáng chú ý có Mỹ - quốc gia chịu trách nhiệm đóng góp 22% ngân sách của Liên hợp quốc.
Tháng 12-2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua khoản ngân sách cho 2 năm 2018 - 2019 là 5,4 tỷ USD, không bao gồm ngân sách cho hoạt động gìn giữ hòa bình./.
Góp phần đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch trên mạng internet trong Quân đội hiện nay  (31/07/2018)
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội  (30/07/2018)
Bộ trưởng Ngoại giao và Tôn giáo Argentina thăm chính thức Việt Nam  (30/07/2018)
Chủ tịch nước gửi điện thăm hỏi về tình hình trận lụt ở Ấn Độ  (30/07/2018)
Đưa du lịch Đà Lạt trở thành một biểu tượng của văn hóa Đông - Tây  (30/07/2018)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 23 đến 29-7-2018)  (30/07/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên