Long An khánh thành Khu di tich lịch sử Căn cứ Xứ ủy
Đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; đồng chí Phạm Văn Rạnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Long An cùng các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đại diện trí thức, tôn giáo và nhân dân trên địa bàn tỉnh đã tham dự buổi Lễ.
Công trình Khu di tích lịch sử Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chính - Kháng chiến Nam Bộ là một trong những công trình trọng điểm về văn hóa - lịch sử của Long An.
Di tích được xây dựng từ năm 2013, trên diện tích khoảng 3 hécta, gồm 25 hạng mục công trình; trong đó có 19 hạng mục đã hoàn thành, tiêu biểu là gian nhà trưng bày quá trình hoạt động phong trào kháng chiến chống Pháp tại Nam bộ và 6 ngôi nhà phục dựng, với tổng kinh phí hơn 129 tỷ đồng.
Khu di tích từng ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc và nhiều trận đánh làm kinh hồn, khiếp vía bọn thực dân xâm lược như trận Mộc Hóa (8-1947), trận Tháp Mười (6-1949), gắn liền với những chiến công oanh liệt của Tiểu đoàn 307, Tiểu đoàn 309, Trung đoàn 120, Trung đoàn 105.
Các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng như Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trần Văn Trà, Phạm Văn Bạch... từng sống và làm việc tại đây để lãnh đạo cách mạng miền Nam.
Đồng Tháp Mười khi đó được xem là “Thủ đô” kháng chiến và là “Việt Bắc” của miền Nam. Di tích này được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2007.
Tại buổi Lễ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An Trần Văn Cần khẳng định kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Long An luôn khắc phục khó khăn, thử thách, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An khóa X đề ra; quyết tâm đưa Long An vững bước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, đã ghi vào sổ lưu niệm với nội dung: “Địa chỉ văn hóa lịch sử Tân Thạnh - Căn cứ Xứ ủy - Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ (1946-1949) đã đóng vai trò lịch sử oanh liệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đã để lại một di sản lịch sử không bao giờ phai mờ trong lòng dân tộc luôn không khuất phục mọi thế lực ngoại xâm, đứng lên đấu tranh giành quyền sống, quyền độc lập, tự do của dân tộc. Đảng, Tổ quốc, nhân dân mãi mãi ghi nhớ những người đã khai sinh ra Xứ ủy - Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ (1946 - 1949).”
Việc xây dựng Khu di tích Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chính - Kháng chiến Nam Bộ có ý nghĩa lịch sử, chính trị to lớn.
Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cho toàn vùng Đồng Tháp Mười nói chung và tỉnh Long An nói riêng.
Khu di tích xứng đáng được thệ hệ hôm nay và mai sau tôn vinh, kế thừa, phát huy hơn nữa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ trong "Ngày Gia đình ASEAN" tại Mỹ  (20/08/2017)
Khắc phục khó khăn, chuẩn bị tốt cho năm học mới 2017-2018  (20/08/2017)
Trao đổi kinh nghiệm tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế  (20/08/2017)
SOM 3 thảo luận nhiều nội dung quan trọng về thương mại và đầu tư  (19/08/2017)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên