Khắc phục khó khăn, chuẩn bị tốt cho năm học mới 2017-2018
Bình Định: Nỗ lực chuẩn bị các điều kiện để vùng "rốn lũ" kịp khai giảng năm học mới
Bình Định là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất cả nước vào mùa mưa lũ cuối năm 2016, trong đó phải kể đến 5 trận lũ kéo dài hàng tháng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số ngành nghề, đặc biệt là ngành giáo dục. Trước thềm khai giảng năm học mới 2017-2018, các cấp chính quyền và ngành giáo dục tỉnh Bình Định đang nỗ lực khắc phục hậu quả, sẵn sàng đón các em học sinh đến trường.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định, mùa mưa lũ cuối năm 2016 đã gây thiệt hại khoảng 39 tỷ cho ngành giáo dục, có 8 em học sinh bị đuối nước, hơn 50.000 học sinh bị cuốn trôi sách vở, hàng nghìn bộ bàn ghế hư hỏng, hàng trăm lớp học bị xuống cấp. Sau khi lũ rút, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng đã ký quyết định phân bổ 65 tỷ đồng để miễn học phí học kỳ 2 cho toàn bộ học sinh bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
Trường Tiểu học Phước Sơn là một trong những trường chịu thiệt hại lớn nhất trong mùa mưa lũ, đến nay vẫn đang nỗ lực khắc phục hậu quả. Thầy Giã Văn Trì, Hiệu trưởng trường Tiểu học Phước Sơn cho biết: Ước tính tổng thiệt hại của trường sau lũ khoảng 286 triệu đồng. Đến nay, trường đã nhận được sự hỗ trợ quà tặng trị giá hơn 115 triệu đồng, trường cũng chi hơn 120 triệu đồng để mua sắm trang thiết bị mới, khắc phục hậu quả sau lũ.
Tại trường Tiểu học Phước Sơn, để chuẩn bị cho năm học mới, UBND huyện Tuy Phước đã đầu tư 5 tỷ đồng để xây dựng một khu nhà 2 tầng, gồm 8 phòng học mới, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản cơ sở vật chất khi mưa lũ đến. Theo cam kết của nhà thầu thi công thì đến ngày 20-8 sẽ hoàn thiện để phục vụ khai giảng năm học mới cho các em học sinh.
Ngay sau khi lũ rút, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định đã có nhiều chỉ đạo kịp thời để nhanh chóng khắc phục hậu quả. Bà Lê Thị Điển, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định cho biết: Tại các trường phải nghỉ học nhiều do lũ lụt, Sở đã lên kế hoạch lùi thời gian thi học kỳ lại, để các em học sinh có thêm thời gian ôn tập. Ngoài ra, Sở cũng đã kết hợp với các ban ngành, đoàn thể, nhà hảo tâm tới thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình học sinh bị thiệt hại nặng nề, vì vậy đã không có học sinh nào phải bỏ học vì lũ lụt.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với các Sở khác liên quan khảo sát các địa bàn vùng lũ và hỗ trợ 5,9 tỷ đồng để xây dựng lại các trường học có tường rào, cổng ngõ bị sập, đồng thời tôn nền sân trường, mua sắm thiết bị dạy học... Tuy nhiên, thiệt hại là rất lớn, khoảng 39 tỷ, nên một số nơi vẫn còn phải kêu gọi hỗ trợ thêm nhằm giúp các em học sinh bước vào năm học mới được tốt nhất.
Ngày hội khai giảng đang đến gần, với các hoạt động thiết thực của ngành Giáo dục tỉnh Bình Định, hậu quả của thiên tai đang từng bước được khắc phục. Nhưng để các em học sinh được học tập trong điều kiện hiệu quả nhất, rất cần sự hỗ trợ nhiều hơn của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Dù khó khăn, các trường học tại Bình Định vẫn đang nỗ lực khắc phục hậu quả sau lũ, để chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho các em học sinh yên tâm đến trường trong năm học mới này.
Đắk Nông nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu giáo viên
Theo báo cáo của UBND các huyện, thị xã thuộc tỉnh Đắk Nông, năm học 2017 - 2018, toàn tỉnh cần thêm 630 giáo viên (trong đó có hơn 450 giáo viên Mầm non) mới đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học trong bối cảnh số học sinh tiếp tục tăng, nhất là đối với bậc học Mầm non và Tiểu học. Trong đó, địa phương cần bổ sung nhiều nhất là huyện Đắk G’Long cần 186 giáo viên. Các huyện Tuy Đức, Đắk R’Lấp, Krông Nô, thị xã Gia Nghĩa đều cần thêm khoảng 100 giáo viên ở mỗi huyện, thị xã.
Nguyên nhân của việc thiếu giáo viên là do số học sinh tăng liên tục trong các năm qua và việc thay đổi trong chương trình dạy học. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh chương trình phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi, thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia, các chương trình ở bậc Tiểu học cũng khiến các huyện, thị thiếu giáo viên.
Để giải quyết tình trạng này, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã xin ý kiến Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông cho chủ trương hợp đồng đối với 385 giáo viên để phục vụ giảng dạy năm học 2017 - 2018, tổng kinh phí chi trả dự kiến hơn 27 tỷ đồng; đồng thời yêu cầu các huyện tiếp tục cân đối, bổ sung, điều động giáo viên để đáp ứng nhu cầu dạy học.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông, năm học 2017 - 2018, toàn tỉnh sẽ có gần 160.000 học sinh, tăng hơn 2.800 em so với năm học trước. Tỉnh Đắk Nông cũng đã xin ý kiến Bộ Nội vụ bổ sung thêm gần 400 biên chế giáo viên.
Vĩnh Phúc tổ chức, sắp xếp lại một số trường Trung học phổ thông
Thực hiện Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức giai đoạn 2016-2021, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức sắp xếp lại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh. Hiện, các trường được tổ chức lại đang tích cực thực hiện việc bàn giao cơ sở vật chất, sắp xếp ổn định đội ngũ cán bộ, nhà giáo, sẵn sàng bước vào năm học mới 2017-2018.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Trên địa bàn tỉnh đã có 13 trường Trung học phổ thông bán công được thành lập và đặt gần các trường Trung học phổ thông công lập đã có từ trước đó. Sau này các trường Trung học phổ thông bán công chuyển thành công lập nên một số trường có khoảng cách quá gần nhau gây khó khăn cho việc tuyển sinh. Vĩnh Phúc là một trong 5 tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước nhưng có tới 30% là đồi núi; khu vực đồi núi mật độ dân cư thấp. Người dân sinh sống tập trung ở địa bàn đồng bằng, trung du do đó việc tổ chức, sắp xếp lại các trường Trung học phổ thông là cần thiết, nhất là trong điều kiện thực tế hiện nay.
Ngày 28-7-2017, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có Quyết định tổ chức lại các trường gồm: Trường Trung học phổ thông Hồ Xuân Hương và TrườngTrung học phổ thông Đội Cấn, huyện Vĩnh Tường thành trường Trung học phổ thông Đội Cấn; Trường Trung học phổ thông Văn Quán và Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn, huyện Lập Thạch thành Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn; Trường Trung học phổ thông Thái Hòa và Trường Trung học phổ thông Liễn Sơn, huyện Lập Thạch thành Trường Trung học phổ thông Liễn Sơn.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc đang phối hợp với ngành chức năng, chính quyền địa phương chỉ đạo, hướng dẫn 6 trường được tổ chức lại chủ động ổn định về mọi mặt tư tưởng, cơ sở vật chất. Mỗi trường đều có phân hiệu 2, giữ nguyên cơ sở vật chất, giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý làm việc tại các cơ sở; bố trí sắp xếp đội ngũ hợp lý, đảm bảo công bằng minh bạch chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở.
Thời gian qua, tại Vĩnh Phúc, việc tồn tại các trường Trung học phổ thông quá gần nhau đã bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn, vừa khiến bộ máy cồng kềnh lại gây lãng phí cơ sở vật chất, bởi có trường chỉ có trên 200 học sinh ở cả 3 khối, trong khi hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng giống như các trường có quy mô cả ngàn học sinh. Do đó việc tổ chức lại một số trường không chỉ góp phần tinh gọn bộ máy, phát huy tốt cơ sở vật chất mà còn đảm bảo việc phân bổ hợp lý về vị trí địa lý./.
Trao đổi kinh nghiệm tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế  (20/08/2017)
SOM 3 thảo luận nhiều nội dung quan trọng về thương mại và đầu tư  (19/08/2017)
Hội nghị Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11 (khóa X): Xây dựng các giải pháp đột phá để phát triển nhanh, bền vững  (19/08/2017)
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình thăm, tặng quà vùng căn cứ kháng chiến Trung ương Cục miền Nam  (19/08/2017)
Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Thái Lan  (19/08/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dâng hưởng tưởng nhớ Bác Hồ tại Thái Lan  (19/08/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay