Giá lương thực thế giới tăng mạnh nhất trong vòng 4 năm qua
22:36, ngày 08-07-2016
Theo báo cáo do Tổ chức Lương - Nông Liên hợp quốc (FAO) công bố ngày 7-7, giá lương thực trên thế giới trong tháng Sáu vừa qua đã tăng 4,2% so với tháng Năm, mức tăng hàng tháng mạnh nhất trong 4 năm qua và là mức tăng liên tục trong 5 tháng gần đây.
Chỉ số giá thực phẩm của FAO - thước đo theo dõi giá ngô, dầu thực phẩm, thịt, các sản phẩm từ sữa và đường được giao dịch trên thị trường quốc tế - đã đạt mức trung bình 163,4 điểm trong tháng Sáu.
Cụ thể, giá đường tăng 14,8% do Brazil, nước sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới vừa phải hứng chịu một đợt mưa rào cản trở việc thu hoạch mía. Giá ngũ cốc tăng 2,9% chủ yếu do giá ngô leo thang sau khi các nhà cung cấp ngô của Brazil giảm bớt lượng xuất khẩu.
Trái lại, nguồn cung lúa mỳ dồi dào và sản lượng lập kỷ lục tại Mỹ đã làm hạ giá lúa mỳ. Giá các sản phẩm từ sữa tăng 7,8% do các nhà giao dịch quan ngại về triển vọng của ngành này tại châu Đại Dương và tốc độ tăng trưởng sản lượng sữa chậm lại trong Liên minh châu Âu (EU). Giá thịt tăng 2,4% với việc giá thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm đều tăng trong tháng thứ 3 liên tiếp, trong khi giá dầu thực vật lại giảm.
Cũng trong ngày 7-7, FAO công bố báo cáo về nguồn cung và cầu ngũ cốc, cho thấy đã có sự cải thiện về sản lượng ngũ cốc, chủ yếu là với lúa mỳ. Sản lượng lúa mỳ của thế giới hiện được dự đoán sẽ đạt 732 triệu tấn trong năm nay, cao hơn 1% so với mức dự đoán hồi tháng Sáu chủ yếu là nhờ hoạt động sản xuất được cải thiện trong EU, Nga và Mỹ, và nhờ điều kiện thời tiết tốt hơn.
Tuy nhiên, dự đoán về sản lượng ngô của thế giới trong năm 2016 bị cắt giảm do triển vọng mùa màng ở Brazil u ám, trong khi Chính phủ Trung Quốc hạn chế hỗ trợ nông dân trồng ngô, dẫn đến diện tích gieo trồng ngô giảm.
Nhìn chung, sản lượng ngũ cốc thô của thế giới trong năm nay được dự đoán đạt 1.316,4 triệu tấn, giảm 0,6% so với dự đoán hồi tháng trước. Trong khi đó, lượng tiêu thụ ngũ cốc của thế giới trong các năm 2016, 2017 hiện được dự kiến đạt 2.555,6 triệu tấn, tăng 1,3% so với ước tính của năm 2015, 2016. Lượng dự trữ ngũ cốc của thế giới tính đến cuối mùa thu hoạch năm 2017 dự kiến đạt 635 triệu tấn, thấp hơn 1,5% so với đầu vụ. Kết quả là lượng tiêu thụ sẽ chiếm 24,2% tổng lượng ngũ cốc dự trữ trong các năm 2016, 2017 so với mức thấp kỷ lục của các năm 2007, 2008 là 20,5%./.
Cụ thể, giá đường tăng 14,8% do Brazil, nước sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới vừa phải hứng chịu một đợt mưa rào cản trở việc thu hoạch mía. Giá ngũ cốc tăng 2,9% chủ yếu do giá ngô leo thang sau khi các nhà cung cấp ngô của Brazil giảm bớt lượng xuất khẩu.
Trái lại, nguồn cung lúa mỳ dồi dào và sản lượng lập kỷ lục tại Mỹ đã làm hạ giá lúa mỳ. Giá các sản phẩm từ sữa tăng 7,8% do các nhà giao dịch quan ngại về triển vọng của ngành này tại châu Đại Dương và tốc độ tăng trưởng sản lượng sữa chậm lại trong Liên minh châu Âu (EU). Giá thịt tăng 2,4% với việc giá thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm đều tăng trong tháng thứ 3 liên tiếp, trong khi giá dầu thực vật lại giảm.
Cũng trong ngày 7-7, FAO công bố báo cáo về nguồn cung và cầu ngũ cốc, cho thấy đã có sự cải thiện về sản lượng ngũ cốc, chủ yếu là với lúa mỳ. Sản lượng lúa mỳ của thế giới hiện được dự đoán sẽ đạt 732 triệu tấn trong năm nay, cao hơn 1% so với mức dự đoán hồi tháng Sáu chủ yếu là nhờ hoạt động sản xuất được cải thiện trong EU, Nga và Mỹ, và nhờ điều kiện thời tiết tốt hơn.
Tuy nhiên, dự đoán về sản lượng ngô của thế giới trong năm 2016 bị cắt giảm do triển vọng mùa màng ở Brazil u ám, trong khi Chính phủ Trung Quốc hạn chế hỗ trợ nông dân trồng ngô, dẫn đến diện tích gieo trồng ngô giảm.
Nhìn chung, sản lượng ngũ cốc thô của thế giới trong năm nay được dự đoán đạt 1.316,4 triệu tấn, giảm 0,6% so với dự đoán hồi tháng trước. Trong khi đó, lượng tiêu thụ ngũ cốc của thế giới trong các năm 2016, 2017 hiện được dự kiến đạt 2.555,6 triệu tấn, tăng 1,3% so với ước tính của năm 2015, 2016. Lượng dự trữ ngũ cốc của thế giới tính đến cuối mùa thu hoạch năm 2017 dự kiến đạt 635 triệu tấn, thấp hơn 1,5% so với đầu vụ. Kết quả là lượng tiêu thụ sẽ chiếm 24,2% tổng lượng ngũ cốc dự trữ trong các năm 2016, 2017 so với mức thấp kỷ lục của các năm 2007, 2008 là 20,5%./.
Quảng Ninh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp (08/07/2016)
Quảng Ninh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp (08/07/2016)
- Kiên định đường lối đổi mới, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hướng tới xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững
- Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Đổi mới tư duy pháp lý về an ninh mạng trong kỷ nguyên mới
- Thành phố Đà Nẵng phát huy tiềm năng, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tiên phong, đột phá, phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
-
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay