Việt Nam sẽ nỗ lực bảo đảm tốt hơn quyền của mọi người dân
22:02, ngày 14-06-2016
Ngày 13-6, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh khẳng định Việt Nam sẽ không ngừng nỗ lực để bảo đảm tốt hơn quyền của mọi người dân Việt Nam, đồng thời sẽ đóng góp tích cực vào việc bảo đảm quyền con người trên phạm vi toàn cầu.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại khóa họp thứ 32 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc |
Dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự khóa 32 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneve, Thụy Sĩ, nhân dịp Hội đồng Nhân quyền kỷ niệm 10 năm thành lập, Phó Chủ tịch nước đánh giá cao vai trò của Hội đồng Nhân quyền, đặc biệt là cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR), trong việc thúc đẩy đối thoại và hợp tác về quyền con người. Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh đứng trước những thách thức toàn cầu hiện nay, cộng đồng quốc tế cần tăng cường đối thoại, hợp tác, tránh đối đầu hay chính trị hóa trong vấn đề quyền con người.
Phó Chủ tịch nước đề nghị Hội đồng Nhân quyền dành quan tâm thỏa đáng cho việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và vấn đề tác động của biến đổi khí hậu đối với quyền con người. Phó Chủ tịch nước cũng đề cập tình trạng hạn hán, xâm ngập mặn do tác động của biến đổi khí hậu ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam; đồng thời thông báo Việt Nam và các thành viên trong Nhóm nòng cốt sẽ giới thiệu một nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người, tập trung vào tác động của biến đổi khí hậu đối với quyền trẻ em.
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh những nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người, đặc biệt là thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh, bảo đảm bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
Tháng 11-2013, với số phiếu rất cao, Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 - 2016. Trải qua hơn hai năm tham gia Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã phát huy vai trò là một thành viên tích cực và có trách nhiệm, đóng góp thực chất vào các công việc của Hội đồng Nhân quyền, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong năm cuối nhiệm kỳ tại Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam mong muốn ghi đậm dấu ấn với một số sáng kiến cụ thể, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo đảm quyền của người khuyết tật và vấn đề tác động của biến đổi khí hậu đối với quyền con người.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh hội kiến Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Martin Chungong |
Chiều 13-6, tại trụ sở Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Phó Chủ tịch nước gặp Tổng thư ký IPU Martin Chungong. Tổng Thư ký IPU bày tỏ vui mừng được đón Phó Chủ tịch nước và Đoàn đại biểu Việt Nam thăm trụ sở IPU. Ông nhắc lại những ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam; đánh giá cao kết quả của Đại hội đồng IPU 132 và Tuyên bố Hà Nội.
Phó Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam coi trọng vai trò của IPU và luôn tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động của IPU. Phó Chủ tịch nước đánh giá cao những đóng góp của Ban Thư ký và cá nhân Tổng thư ký IPU trong triển khai các hoạt động của IPU. Bà mong muốn trong thời gian tới IPU tập trung vào những nội dung như thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường hơn nữa hoạt động của Hội nghị nữ nghị sỹ.
Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh các nữ nghị sỹ, trong đó có các nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đang ngày càng thể hiện vai trò tại diễn đàn Quốc hội và có nhiều đóng góp thực chất trong các vấn đề quyết sách của đất nước. Phó Chủ tịch nước thông tin về thành công của bầu cử Quốc hội vừa qua ở Việt Nam, đặc biệt là việc tăng tỷ lệ nữ đại biệu Quốc hội lên 26,8%.
Tổng thư ký IPU hoan nghênh cam kết của Việt Nam đối với hoạt động của IPU. Tổng thư ký IPU khẳng định Ban thư ký sẽ tiếp tục nỗ lực để cùng các nghị viện thành viên xây dựng chương trình nghị sự toàn diện, phản ánh những quan tâm chung của cộng đồng quốc tế, nhất là những vấn đề nóng bỏng hiện nay. Tổng thư ký IPU cũng nhất trí cần thúc đẩy hơn nữa hoạt động của các nữ nghị sỹ tại IPU.
Bên cạnh đó, Tổng Thư ký IPU chúc mừng Việt Nam về việc đạt tỷ lệ cao nữ đại biểu tại Quốc hội, cao hơn hơn hẳn so với mức trung bình của thế giới (22,3%), nhất là việc Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội và nữ Phó Chủ tịch nước.
Tổng Thư ký IPU ghi nhận những chia sẻ của Việt Nam về tình hình Biển Đông và đề nghị của Việt Nam về việc ủng hộ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Phó Tổng thư ký khẳng định sẽ thúc đẩy IPU thực hiện đúng sứ mạng của mình đóng góp vào việc duy trì hòa bình và cùng tồn tại hòa hợp giữa các quốc gia.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gặp gỡ cán bộ, nhân viên Phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc |
Cũng trong khuôn khổ chuyến công tác tại Geneva, ngày 13-6, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã có cuộc gặp gỡ với các cán bộ Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc cùng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, cán bộ người Việt Nam làm việc tại Geneva và một số kiều bào tiêu biểu./.
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 06 đến ngày 12-6-2016)  (14/06/2016)
Mỹ - Ấn Độ xây dựng quan hệ đối tác bền vững thế kỷ XXI  (14/06/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật trong tuần (từ ngày 06-6 đến ngày 12-6-2016)  (14/06/2016)
Những đóng góp của đồng chí Hồng Chương với Tạp chí Cộng sản  (13/06/2016)
Những đóng góp của đồng chí Hồng Chương với Tạp chí Cộng sản  (13/06/2016)
Tây Ninh: 5 năm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  (13/06/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên