Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil
Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Luis Ignacio Lula da Silva, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam Nông Ðức Mạnh đã thăm chính thức Brazil từ ngày 27 đến ngày 30-5 -2007.
Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh đã hội đàm với Tổng thống Lula da Silva; hội kiến với Quyền Chủ tịch Thượng viện Liên bang, Thượng nghị sĩ và Chủ tịch Hạ viện, Nghị sĩ ; gặp lãnh đạo Ðảng Cộng sản Brazil (PCdoB), Ðảng Lao động Brazil (PT) và Nhóm nghị sĩ hữu nghị Brazil - Việt Nam. Tổng Bí thư đã thăm thành phố Rio de Jeneiro, gặp Thống đốc bang và chứng kiến Lễ khai trương Phòng Thương mại Brazil - Việt Nam.
Trong hội đàm, Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh và Tổng thống Lula da Silva đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các quốc sách phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Brazil và Việt Nam trong nền kinh tế thế giới và nâng cao mức sống của nhân dân mỗi nước. Hai bên đã trao đổi ý kiến về chiến lược tăng cường quan hệ song phương, nhằm thúc đẩy sự hợp tác Brazil - Việt Nam hiện chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước; khẳng định quyết tâm tăng cường mối quan hệ đối tác toàn diện, bình đẳng, cùng có lợi; cam kết ủng hộ lẫn nhau trong nỗ lực phát triển của mỗi nước. Hai bên nhấn mạnh mối quan tâm chung đối với việc thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Ðông - Nam Á, Nam Mỹ và trên thế giới.
Hai bên nhất trí tiến hành thường xuyên hơn các cuộc gặp gỡ cấp cao song phương; đi sâu trao đổi kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế và xã hội của mỗi nước, nhất là về thúc đẩy công bằng xã hội và xóa đói nghèo; khuyến khích sự hợp tác giữa các thiết chế của hai nước.
Hai bên nhất trí về sự cần thiết gia tăng và đa đạng hóa trao đổi thương mại song phương; khuyến khích đầu tư lẫn nhau; tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp của hai nước thắt chặt quan hệ lâu dài trong những lĩnh vực mà hai bên có khả năng cạnh tranh cao (như thuỷ điện, năng lượng sinh học, sản xuất thép, công nghiệp thực phẩm, chế biến gỗ, nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản).
Trong chuyến thăm, hai bên đã ký Hiệp định hợp tác Y tế và Y học giữa Việt Nam và Brazil. Hai bên bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với sự hợp tác trong lĩnh vực sản xuất cồn ethanol và phát triển các dự án thủy điện ở Việt Nam; cam kết đẩy nhanh việc đàm phán xong các thỏa thuận song phương trong lĩnh vực sản xuất cồn ethanol và nỗ lực đàm phán các thỏa thuận trong các lĩnh vực hợp tác kỹ thuật và thể thao.
Hai bên nhất trí về tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Ðông - Nam Á và Nam Mỹ, cũng như sự hợp tác Nam - Nam. Hai bên cũng hoan nghênh vai trò của Diễn đàn hợp tác Ðông Á - Mỹ La-tinh (FEALAC) trong việc củng cố mối quan hệ gắn bó hơn nữa giữa hai khu vực. Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn nữa vì sự thành công của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao FEALAC lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại Brazil từ ngày 22 đến ngày 23-8-2007.
Hai bên khẳng định lại vai trò chủ đạo của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh, cũng như trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội; nhất trí về sự cần thiết phải cải tổ Liên hợp quốc, đặc biệt là Hội đồng Bảo an LHQ, nhằm làm cho tổ chức này có tính đại diện, tính pháp lý và hiệu quả cao hơn, có sự tham gia của các nước đang phát triển với tư cách là Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an. Hai bên cho rằng những bất đồng trong quan hệ giữa các quốc gia phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc về quyền tự quyết, bình đẳng về chủ quyền của tất cả các nước, không can thiệp vào công việc nội bộ, không dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào. Hai bên bày tỏ quyết tâm cùng nỗ lực vì một trật tự quốc tế thịnh vượng, công bằng và ổn định hơn, trong đó thành quả của sự tiến bộ sẽ được chia sẻ theo cách công bằng nhất có thể. Với mục đích đó, hai bên nhất trí thúc đẩy quá trình tham khảo ý kiến tại các diễn đàn quốc tế mà hai nước đều là thành viên.
Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh khẳng định lại sự ủng hộ của Việt Nam đối với việc Brazil ứng cử làm Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi Hội đồng được mở rộng. Tổng thống Lula da Silva đã cảm ơn và khẳng định lại sự ủng hộ của Brazil đối với việc Việt Nam ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm chính thức Brazil của Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh đã đạt kết quả rất tích cực, mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ song phương giữa Brazil và Việt Nam và triển vọng cho sự hợp tác giữa hai nước trên trường quốc tế.
Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh đã cảm ơn về sự đón tiếp nồng nhiệt dành cho Tổng Bí thư và Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh đã mời Tổng thống Lula da Silva sang thăm chính thức nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tổng thống Lula da Silva đã cảm ơn và nhận lời mời. Thời gian chuyến thăm sẽ được thỏa thuận qua đường ngoại giao.
Tuy xa mà thật gần  (04/06/2007)
Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân  (04/06/2007)
Cái mới trong đổi mới  (04/06/2007)
Về đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng  (04/06/2007)
Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới  (04/06/2007)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay