Tuy xa mà thật gần
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, Cộng hòa Liên bang Brazil, Cộng hòa Boliva Venezuela, Cộng hòa Cuba. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới một loạt quốc gia Mỹ Latinh tuy xa xôi về mặt địa lý nhưng lại thật gần gũi trong tình cảm và và tư tưởng.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Mỹ Latinh đang có những bước chuyển mình tích cực khi năm 2006, lực lượng cánh tả đã lần lượt thắng thế ở một loạt nước trong khu vực trong đó có Chile, Brazil, Venezuela. Chuyến thăm cũng diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và các nước nói trên cùng đang tiến hành những cải cách sâu rộng trong xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Chính vì vậy, chuyến thăm Mỹ Latinh lần này của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh không chỉ nhằm mục đích tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt, bình đẳng giữa Việt Nam và các nước nói trên trong thời kỳ mới mà còn nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, sát cánh bên nhau trong đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc trước đây, trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để phục vụ mục đích cùng phát triển, củng cố độc lập, hoà bình, xây dựng xã hội công bằng, văn minh hiện nay.
Chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh là đất nước Chile tươi đẹp, mến khách và nồng nhiệt. Đây cũng là dịp để ôn lại những kỷ niệm, những sự kiện đang nhớ trong lịch sử đấu tranh của hai dân tộc. Tại đây, ngoài các cuộc hội đàm, hội kiến với Tổng thống Michelle Barchelet Jeria, lãnh đạo Thượng viện, Hạ viện và Toà án tối cao Chile về tăng cường quan hệ hai nước, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thăm bảo tàng mang tên Tổng thống Salvador Alende - người đã cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh chắp nối tình hữu nghị, đoàn kết Việt Nam - Chile. Tháng 5-1969, giữa lúc cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam đang diễn ra hết sức ác liệt, Salvador Alende với tư cách Chủ tịch Thượng viện Chile đã vượt Thái Bình Dương sang thăm Việt Nam, mang đến cho nhân dân Việt Nam tình cảm đoàn kết, sự động viên và ủng hộ quý báu của nhân dân Chile.
Hai bên nhất trí thành lập Ủy ban hợp tác liên Chính phủ Việt Nam – Chile, làm đầu mối thống nhất các nỗ lực mở rộng hợp tác song phương. Nhân dịp này, hai nước ký Hiệp định trao đổi Khoa học, Công nghệ Việt Nam - Chile. Hiện nay,quan hệ kinh tế Việt Nam - Chile đang ngày càng phát triển, trao đổi thương mại giữa Chile và Việt Nam tăng mỗi năm 50%, từ mức gần 19 triệu USD năm 2000 lên 160 triệu USD năm 2006.
Tại Brazil, quốc gia lớn nhất về diện tích và dân số ở Nam Mỹ, một trong những nền kinh tế lớn ở châu lục và thế giới, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã dự lễ khánh thành Phòng Thương mại Brazil -Việt Nam tại Rio de Janéro. Tổng Bí thư đánh giá đây là cầu nối ban đầu nhưng rất quan trọng để các doanh nghiệp hai nước thúc đẩy hợp tác kinh doanh. Tổng thống Lula da Silva khẳng định chuyến thăm Brazil của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh là mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước. Hai bên nhất trí tiến hành thường xuyên hơn các cuộc gặp gỡ cấp cao, trao đổi kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế và xã hội của mỗi nước, thúc đẩy công bằng xã hội và xoá đói, giảm nghèo.
Đối với Venezuela, đất nước có mối liên hệ sâu sắc với Việt Nam từ trong quá khứ đấu tranh vì hoà bình và thống nhất đất nước, Tổng Bí thư đã có những hoạt động bên lề hết sức đặc biệt. Đó là cuộc gặp gỡ đoàn cựu du kích Venezuela - những người từng bắt trung tá Mỹ ngay giữa thủ đô Caracas năm 1964 để đòi đổi lấy tự do cho Nguyễn Văn Trỗi.
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Venezuela, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Tổng thống Hugo Chavez đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác kinh tế - văn hoá, khoa học - công nghệ giữa hai nước nhằm bổ sung thế mạnh cho nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Hai bên thống nhất cùng nhau đẩy nhanh việc hợp tác, tăng qui mô và kim ngạch buôn bán hai chiều, khẩn trương xúc tiến một số dự án hợp tác trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất và kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đến thăm Venezuela đúng vào lúc đất nước này đang có những bước chuyển mình to lớn khi tiến hành cuộc cách mạng Bolivar xây dựng chủ nghĩa xã hội. Gần gũi về tư tưởng, hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Venezuela đã trao đổi kinh nghiệm, mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, kinh nghiệm xây dựng khối đại đoàn kết, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển nền kinh tế thị trường ở mỗi nước.
8 hiệp định, thỏa thuận hợp tác Việt Nam - Cuba:
1. Nghị định thư hợp tác văn hóa; |
Chặng cuối cùng trong chuyến thăm Mỹ Latinh của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh là quốc đảo tự do xinh đẹp Cuba. Nhân dân Việt Nam và nhân dân Cuba vốn có quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống đặc biệt tốt đẹp, thủy chung, trong sáng. Phó Chủ tịch Raul Castro đánh giá chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh là một sự kiện chính trị quan trọng đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, là nguồn cổ vũ động viên to lớn đối với nhân dân Cuba trong xây dựng và bảo vệ đất nước, chống lại chính sách bao vây cấm vận của Mỹ. Chuyến thăm là dịp để hai bên khẳng định tình đoàn kết Việt Nam - Cuba được tôi luyện qua thử thách sẽ mãi là tài sản vô giá, nguồn sức mạnh to lớn giúp hai nước vượt qua mọi khó khăn, xây dựng đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Phát biểu trong cuộc mít tinh tại Học viện Kỹ thuật tin học Mariana Grajales, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định, Việt Nam luôn bên cạnh Cuba, kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Cuba đòi Hoa Kỳ chấm dứt ngay chính sách bao vây, cấm vận, và các hành động kế hoạch can thiệp gây mất ổn định đối với đất nước Cuba anh em. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã trao tượng trưng tới Phó Chủ tịch Raul Castro 3.000 tấn gạo của nhân dân Việt Nam tặng nhân dân Cuba và 100 máy thu hình tặng các cơ quan của Trung ương Đảng Cộng sản Cuba. Nhân dịp này, hai bên đã ký 8 hiệp định và thoả thuận hợp tác. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã tới thăm Chủ tịch Fidel Castro Ruz đang điều dưỡng tại Trung tâm y học CIMEQ. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm quan trọng kéo dài gần hai tiếng về việc tăng cường quan hệ Việt Nam - Cuba và các vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Kết thúc chuyến thăm của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Việt Nam và bốn nước đã ra tuyên bố chung Việt Nam - Chile, Việt Nam - Brazil, Việt Nam - Venezuela, Việt Nam - Cuba; trong đó, đặc biệt nhấn mạnh quyết tâm thúc đẩy và đưa quan hệ hợp tác song phương lên một tầm cao mới, trên cơ sở tin cậy, bình đẳng và cùng có lợi.
Đối với các vấn đề quốc tế, trong các tuyên bố chung, các bên đều thể hiện lập trường gần nhau, chia sẻ, ủng hộ các quan điểm của nhau về nhiều vấn đề mà cộng đồng quốc tế đang phải đối phó.
Các tuyên bố chung đều toát lên mong muốn cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy một trật tự quốc tế mới dân chủ, công bằng, bình đẳng, đoàn kết; duy trì hòa bình và an ninh, hợp tác và phát triển trên thế giới, ủng hộ giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng giải pháp chính trị, thông qua đối thoại hòa bình. Các nước đều tuyên bố ủng hộ Việt Nam ứng cử vào chức Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân  (04/06/2007)
Cái mới trong đổi mới  (04/06/2007)
Về đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng  (04/06/2007)
Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới  (04/06/2007)
Phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020  (04/06/2007)
Việt Nam xếp thứ 35 về “Chỉ số hoà bình toàn cầu”  (04/06/2007)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên