Dòng tị nạn đổ vào châu Âu có thể vượt 1 triệu người trong năm 2015
Theo Người phát ngôn của Liên hợp quốc William Spindler, khoảng 760.000 người đã vượt qua Đại Tây Dương kể từ đầu năm 2015, chủ yếu là để tới Hy Lạp và Italy, nhằm chạy trốn các cuộc chiến tại Syria, Afghanistan và Iraq, cũng như các cuộc xung đột tại châu Phi.
Ông Spindler nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải chuẩn bị cho kịch bản có tới 5.000 người di cư tới châu Âu mỗi ngày từ nay cho đến tháng 02-2016. Nếu kịch bản này xảy ra, tổng số người di cư tới châu Âu trong giai đoạn từ tháng 11-2015 đến tháng 02-2016 có thể lên tới 600.000 người”.
Trong cả năm 2014, tổng số người vượt biển sang “miền đất hứa” châu Âu là 216.000 người. Con số này chỉ bằng lượng người di cư đổ vào châu lục này trong riêng tháng 10 vừa qua.
Theo thống kê, trung bình có khoảng 3.400 người đã bị chết trong hành trình vượt biển để tìm đến cuộc sống mới ở trời Âu. Ông Spindler nói: “Nếu chúng ta không đưa ra các biện pháp cần thiết, sẽ có thêm nhiều người bị thiệt mạng bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt của mùa Đông ở châu Âu”.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) đang triển khai các chương trình viện trợ tại hơn 40 địa điểm tại Hy Lạp, bao gồm 20 hòn đảo lớn nhỏ, đặc biệt là đảo Lesbos. Cơ quan này cũng đang tìm kiếm thêm khoản tài chính 96,15 triệu USD nhằm hỗ trợ Croatia, Hy Lạp, Serbia, Slovenia và Macedonia, nâng tổng giá trị các khoản tài chính mà UNHCR đưa ra nhằm giúp châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai lên 172,7 triệu USD.
Trong khi đó, Chính phủ Đức mới đây cho biết nước này sẽ đẩy nhanh các thủ tục giúp những người bị từ chối quy chế tị nạn hồi hương, giữa bối cảnh các số liệu thống kê mới nhất cho thấy số người nhập cư vào nước này đã gần đạt mức 1 triệu và cuộc khủng hoảng di cư được dự báo sẽ còn tồi tệ hơn trong năm tới.
Trong bản đánh giá đầu tiên của Ủy ban châu Âu (EC) về những tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng di cư hiện tại, EC cho rằng trái với suy nghĩ của nhiều người rằng tình trạng này sẽ gây nên những khó khăn về kinh tế cho một số nước châu Âu, việc tiếp nhận một lượng lớn người di cư có thể giúp tăng GDP khu vực thêm 0,2% - 0,3%.
Chính phủ Đức cũng đã giảm bớt lo ngại về những ảnh hưởng xuất phát từ cuộc khủng hoảng di cư đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu này, đồng thời khẳng định mục tiêu cân bằng ngân sách của nước này trong năm 2016 vẫn sẽ được hoàn thành, bất chấp việc nước này đã phải chi hàng tỷ euro để trợ giúp những người tị nạn. Trong khi đó, Thụy Điển - nước tiếp nhận nhiều người nhập cư nhất EU, vừa phải kêu gọi các nước khác trong khu vực chia sẻ bớt gánh nặng này./.
Singapore - Trung Quốc trao đổi ý định thư nâng cấp Hiệp định FTA  (07/11/2015)
Trung Quốc đề xuất 4 điểm tăng cường hợp tác với các nước láng giềng  (07/11/2015)
Ngoại trưởng ASEM hoan nghênh đề xuất của Việt Nam về Biển Đông  (07/11/2015)
Lãnh đạo Hà Nội đặt hoa kỷ niệm 98 năm Cách mạng Tháng Mười  (07/11/2015)
Tổng thống Iceland kết thúc thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam  (07/11/2015)
Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 10  (06/11/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay