Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 10
23:55, ngày 06-11-2015
TCCSĐT - Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 10, ngày 6-11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi).
Làm rõ vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự
Đầu phiên họp sáng, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi).
Theo báo cáo, đa số ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ nội dung nguyên tắc “suy đoán vô tội”. Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, để đáp ứng yêu cầu cụ thể hóa Hiến pháp, bảo đảm tôn trọng quyền con người, quyền công dân, dự thảo chỉnh lý “Nguyên tắc suy đoán vô tội” như sau: "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có tội".
Về tranh tụng trong tố tụng hình sự (Điều 26, 318 và các điều khác liên quan), đa số ý kiến các đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cụ thể hóa Hiến pháp, bảo đảm phòng, chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm.
Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, dự thảo Bộ luật đã chỉnh lý nhiều quy định để thể hiện tranh tụng trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm vụ án hình sự, cụ thể: Chỉnh lý, bổ sung nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” như quy định tại Điều 26. Chỉnh lý, bổ sung các quy định để bảo đảm việc tranh tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên với người bị buộc tội trong giai đoạn điều tra, truy tố.
Người bị buộc tội được thông báo, giải thích và được bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền của mình như quyền bào chữa, quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, yêu cầu, đối chất, quyền khiếu nại, tố cáo... tại các Điều 57, 58, 59, 60, 120, 122, 179...
Chỉnh lý, bổ sung nhiều nội dung về tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự giữa Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại và những người tham gia tố tụng khác tại Điều 318. Quy định việc tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm. Đồng thời đã quy định nhiều nội dung về tranh tụng tại các phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm (tại các điều 350, 382, 399....).
Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với quy định: sau khi kết thúc điều tra nếu bị can có yêu cầu thì được đọc, ghi chép bản sao hoặc các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được số hóa.
Đối với quy định về quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc nhận mình có tội (các Điều 57, 58, 59, 60), đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ chín. Theo đó người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền “ trình bày lời khai, đưa ra ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.
Ủy ban Thường vụ nhận thấy, việc quy định rõ hơn quyền khai báo, trình bày ý kiến của người bị buộc tội như quy định tại điểm g khoản 3 Điều 14 của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam tham gia năm 1982 là cần thiết, như sau: Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền “trình bày lời khai, đưa ra ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.
Quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục, về bảo quản, sử dụng kết quả ghi âm, ghi hình
Qua thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với dự thảo về quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can và đề nghị quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục, về bảo quản, sử dụng kết quả ghi âm ghi hình trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Theo các đại biểu, ghi âm, ghi hình trong hoạt động hỏi cung bị can là cần thiết để phục vụ yêu cầu điều tra và hạn chế tối đa các trường hợp vi phạm, nhất là việc bức cung, nhục hình và cũng để bảo vệ người hỏi cung tránh bị vu cáo.
Tuy nhiên đại biểu cũng cho rằng dự thảo quy định theo hướng mọi trường hợp hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đều phải được nghi âm, ghi hình là không cần thiết và không khả thi. Trong điều kiện hiện nay, nếu phải ghi âm, ghi hình trong mọi trường hợp thì lượng kinh phí phải bỏ ra để đầu tư, mua sắm trang thiết bị, kho bảo quản.... rất lớn. Ngoài ra để thực hiện việc này phải tăng thêm biên chế để tiến hành ghi âm, ghi hình; quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài liệu.
Trong thực tiễn, nguyên nhân để xảy ra việc bức cung, nhục hình chủ yếu là do năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức... của điều tra viên. Để hạn chế tình trạng này, phải tăng cường công tác giáo dục phẩm chất đạo đức; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong các hoạt động của điều tra viên; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tố tụng...
Đại biểu đề xuất: chỉ tiến hành ghi âm, ghi hình nếu bị can kêu oan ngay từ đầu; có đơn tố cáo bị bức cung, nhục hình; bị điều tra, truy tố có khung hình phạt cao nhất là chung thân, tử hình; bị can trong các vụ án do Hồi động xét xử hủy án để điều tra lại; bị can, bị cáo là người có quốc tịch nước ngoài; và việc ghi âm ghi hình chỉ được thực hiện trong các buổi hỏi cung mà không có người bào chữa tham gia”.
Cân nhắc kỹ quy định quyền của người bị bắt
Về quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc nhận mình có tội (các Điều 57, 58, 59, 60) của dự thảo Bộ luật là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến tại phiên thảo luận. Qua thảo luận vẫn còn ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ hơn nội dung này.
Đại biểu Đỗ Kim Tuyến (Hà Nội) thể hiện sự băn khoăn về chế định này. Xuất phát từ thực tiễn công tác, đại biểu dẫn chứng các đối tượng phạm tội luôn đưa ra phương cách để che giấu hành vi phạm tội, xóa dấu vết, ngụy tạo chứng cứ; khi bị bắt thì không nhận tội.
Nhiều hành vi phạm tội chỉ bị can là biết rõ nhất, có những vụ án không thể tìm, thu hồi vật chứng nếu bị can không khai báo, nhất là những vụ án đã xảy ra lâu, gây khó khăn hoặc không thể điều tra hành vi phạm tội và tội phạm. Từ lo ngại này, đại biểu đề nghị cân nhắc, xem xét việc đưa chế định này vào dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi).
Cũng quan điểm này, đại biểu Phạm Trường Dân (Quảng Nam) nêu quan điểm vẫn giữ quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo như quy định trong Bộ luật tố tụng hiện hành; không quy định như trong dự thảo là "không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình, hoặc buộc phải nhận mình có tội". Đại biểu cho rằng quy định như dự thảo sẽ gây khó khăn cho công tác điều tra, ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, nhất là đấu tranh đối với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng như âm mưu lật đổ chính quyền, khủng bố, bạo loạn.
"Nếu là tội phạm tham nhũng mà im lặng thì làm sao kịp thời thu thập chứng cứ, truy thu tài sản cho nhà nước. Nếu là tội phạm giết người, cướp của mà im lặng thì làm sao truy tìm tang vật vụ án đồng phạm để giải quyết kịp thời vụ án, đem lại sự bình yên cho nhân dân. Tôi đề nghị cần cân nhắc kỹ hơn", đại biểu nhấn mạnh.
Bị can được phép đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án
Nhiều ý kiến tán thành với quy định sau khi kết thúc điều tra nếu bị can có yêu cầu thì được đọc, ghi chép bản sao hoặc các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được số hóa. Tuy nhiên, nếu chỉ cho phép bị can tiếp cận hồ sơ ở giai đoạn điều tra thì các hồ sơ, chứng cứ được bổ sung ở các giai đoạn tiếp theo họ không được tiếp cận, nên cần bổ sung cho phép bị cáo cũng có quyền này.
Trong thực tiễn, những người khuyết tật, câm, điếc… không thể tự mình đọc, ghi chép hồ sơ mà phải thực hiện quyền này thông qua người đại diện. Hiện chúng ta chưa có điều kiện như có chữ nổi để cho người mù tiếp cận hồ sơ, nên đại biểu đề nghị phải quy định quyền này cho cả người đại diện của bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo không tự thực hiện được quyền này.
Đồng tình luật hóa biện pháp điều tra đặc biệt, các nhóm tội được áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt theo dự thảo, nhưng đại biểu đề nghị quy định cụ thể, chặt chẽ thủ tục, thẩm quyền quyết định, giám sát việc thực hiện các biện pháp đặc biệt, quy định rõ khung thời gian thực hiện…
Đánh giá cao dự thảo Bộ luật đã bổ sung cho bị can quyền quan trọng này, đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình) khẳng định đây là đổi mới rất quan trọng của dự thảo Bộ luật nhằm thể chế hóa yêu cầu của Hiến pháp năm 2013.
Về phạm vi tài liệu được đọc tại Điều 59 dự thảo quy định bị can có quyền đọc, ghi chép bản sao tài liệu đã được số hóa, liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa. Theo quy định này, phạm vi tài liệu mà bị can được đọc là rất rộng.
Đại biểu Hương Thủy nêu thực tế có những vụ án lớn, tài liệu rất nhiều, để bảo đảm an toàn hồ sơ vụ án và tạo điều kiện thuận lợi cho bị can tiếp cận tài liệu thì ngay sau khi Quốc hội thông qua Bộ luật Tố tụng Hình sự, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ giao các cơ quan tư pháp thực hiện đề án số hóa hồ sơ vụ án, nhằm triển khai thuận lợi những quy định của bộ luật.
Quy định các biện pháp điều tra tố tụng hình sự đặc biệt
Nhiều ý kiến cho rằng quy định các biện pháp điều tra tố tụng hình sự đặc biệt là cần thiết để bảo đảm tôn trọng quyền con người, quyền công dân theo yêu cầu của Hiến pháp, đồng thời tạo điều kiện cho Cơ quan điều tra chủ động thu thập chứng cứ, xác định đối tượng tình nghi phạm tội trong quá trình điều tra các vụ án phức tạp, có tổ chức, đặc biệt nghiêm trọng để tránh nhầm lẫn thì không nên quy định cả biện pháp nghiệp vụ trinh sát thông thường là biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Giải trình rõ hơn về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ quy định của dự thảo về đối tượng, thẩm quyền áp dụng các biện pháp này và chỉ nên quy định 3 biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trực tiếp liên quan đến hạn chế quyền con người, quyền công dân gồm: Ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.
Đại biểu Đỗ Kim Tuyến cho rằng, việc áp dụng biện pháp trinh sát đặc biệt là công cụ hữu hiệu trong đấu tranh với tội phạm, phải áp dụng từ khi có tin báo hành vi phạm tội. Đại biểu đồng tình phải quy định chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp này nhưng cũng phải linh hoạt, nhanh nhạy để đáp ứng yêu cầu, vì trong thực tiễn có những đối tượng sử dụng cùng lúc hàng chục sim điện thoại, nhiều phương tiện, thay đổi liên tục, nên nếu phê chuẩn áp dụng một biện pháp thì sẽ rất khó cho điều tra.
Nhiều nội dung khác về quyền của bị can đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án; bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can; biện pháp điều tra tố tụng hình sự đặc biệt đã được các đại biểu đóng góp ý kiến cụ thể.
Trên cơ sở các ý kiến đại biểu Quốc hội đóng góp tại phiên thảo luận, Ban soạn thảo sẽ hoàn thiện dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này./.
Đầu phiên họp sáng, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi).
Theo báo cáo, đa số ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ nội dung nguyên tắc “suy đoán vô tội”. Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, để đáp ứng yêu cầu cụ thể hóa Hiến pháp, bảo đảm tôn trọng quyền con người, quyền công dân, dự thảo chỉnh lý “Nguyên tắc suy đoán vô tội” như sau: "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có tội".
Về tranh tụng trong tố tụng hình sự (Điều 26, 318 và các điều khác liên quan), đa số ý kiến các đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cụ thể hóa Hiến pháp, bảo đảm phòng, chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm.
Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, dự thảo Bộ luật đã chỉnh lý nhiều quy định để thể hiện tranh tụng trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm vụ án hình sự, cụ thể: Chỉnh lý, bổ sung nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” như quy định tại Điều 26. Chỉnh lý, bổ sung các quy định để bảo đảm việc tranh tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên với người bị buộc tội trong giai đoạn điều tra, truy tố.
Người bị buộc tội được thông báo, giải thích và được bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền của mình như quyền bào chữa, quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, yêu cầu, đối chất, quyền khiếu nại, tố cáo... tại các Điều 57, 58, 59, 60, 120, 122, 179...
Chỉnh lý, bổ sung nhiều nội dung về tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự giữa Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại và những người tham gia tố tụng khác tại Điều 318. Quy định việc tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm. Đồng thời đã quy định nhiều nội dung về tranh tụng tại các phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm (tại các điều 350, 382, 399....).
Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với quy định: sau khi kết thúc điều tra nếu bị can có yêu cầu thì được đọc, ghi chép bản sao hoặc các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được số hóa.
Đối với quy định về quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc nhận mình có tội (các Điều 57, 58, 59, 60), đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ chín. Theo đó người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền “ trình bày lời khai, đưa ra ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.
Ủy ban Thường vụ nhận thấy, việc quy định rõ hơn quyền khai báo, trình bày ý kiến của người bị buộc tội như quy định tại điểm g khoản 3 Điều 14 của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam tham gia năm 1982 là cần thiết, như sau: Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền “trình bày lời khai, đưa ra ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.
Quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục, về bảo quản, sử dụng kết quả ghi âm, ghi hình
Qua thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với dự thảo về quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can và đề nghị quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục, về bảo quản, sử dụng kết quả ghi âm ghi hình trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Theo các đại biểu, ghi âm, ghi hình trong hoạt động hỏi cung bị can là cần thiết để phục vụ yêu cầu điều tra và hạn chế tối đa các trường hợp vi phạm, nhất là việc bức cung, nhục hình và cũng để bảo vệ người hỏi cung tránh bị vu cáo.
Tuy nhiên đại biểu cũng cho rằng dự thảo quy định theo hướng mọi trường hợp hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đều phải được nghi âm, ghi hình là không cần thiết và không khả thi. Trong điều kiện hiện nay, nếu phải ghi âm, ghi hình trong mọi trường hợp thì lượng kinh phí phải bỏ ra để đầu tư, mua sắm trang thiết bị, kho bảo quản.... rất lớn. Ngoài ra để thực hiện việc này phải tăng thêm biên chế để tiến hành ghi âm, ghi hình; quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài liệu.
Trong thực tiễn, nguyên nhân để xảy ra việc bức cung, nhục hình chủ yếu là do năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức... của điều tra viên. Để hạn chế tình trạng này, phải tăng cường công tác giáo dục phẩm chất đạo đức; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong các hoạt động của điều tra viên; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tố tụng...
Đại biểu đề xuất: chỉ tiến hành ghi âm, ghi hình nếu bị can kêu oan ngay từ đầu; có đơn tố cáo bị bức cung, nhục hình; bị điều tra, truy tố có khung hình phạt cao nhất là chung thân, tử hình; bị can trong các vụ án do Hồi động xét xử hủy án để điều tra lại; bị can, bị cáo là người có quốc tịch nước ngoài; và việc ghi âm ghi hình chỉ được thực hiện trong các buổi hỏi cung mà không có người bào chữa tham gia”.
Cân nhắc kỹ quy định quyền của người bị bắt
Về quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc nhận mình có tội (các Điều 57, 58, 59, 60) của dự thảo Bộ luật là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến tại phiên thảo luận. Qua thảo luận vẫn còn ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ hơn nội dung này.
Đại biểu Đỗ Kim Tuyến (Hà Nội) thể hiện sự băn khoăn về chế định này. Xuất phát từ thực tiễn công tác, đại biểu dẫn chứng các đối tượng phạm tội luôn đưa ra phương cách để che giấu hành vi phạm tội, xóa dấu vết, ngụy tạo chứng cứ; khi bị bắt thì không nhận tội.
Nhiều hành vi phạm tội chỉ bị can là biết rõ nhất, có những vụ án không thể tìm, thu hồi vật chứng nếu bị can không khai báo, nhất là những vụ án đã xảy ra lâu, gây khó khăn hoặc không thể điều tra hành vi phạm tội và tội phạm. Từ lo ngại này, đại biểu đề nghị cân nhắc, xem xét việc đưa chế định này vào dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi).
Cũng quan điểm này, đại biểu Phạm Trường Dân (Quảng Nam) nêu quan điểm vẫn giữ quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo như quy định trong Bộ luật tố tụng hiện hành; không quy định như trong dự thảo là "không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình, hoặc buộc phải nhận mình có tội". Đại biểu cho rằng quy định như dự thảo sẽ gây khó khăn cho công tác điều tra, ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, nhất là đấu tranh đối với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng như âm mưu lật đổ chính quyền, khủng bố, bạo loạn.
"Nếu là tội phạm tham nhũng mà im lặng thì làm sao kịp thời thu thập chứng cứ, truy thu tài sản cho nhà nước. Nếu là tội phạm giết người, cướp của mà im lặng thì làm sao truy tìm tang vật vụ án đồng phạm để giải quyết kịp thời vụ án, đem lại sự bình yên cho nhân dân. Tôi đề nghị cần cân nhắc kỹ hơn", đại biểu nhấn mạnh.
Bị can được phép đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án
Nhiều ý kiến tán thành với quy định sau khi kết thúc điều tra nếu bị can có yêu cầu thì được đọc, ghi chép bản sao hoặc các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được số hóa. Tuy nhiên, nếu chỉ cho phép bị can tiếp cận hồ sơ ở giai đoạn điều tra thì các hồ sơ, chứng cứ được bổ sung ở các giai đoạn tiếp theo họ không được tiếp cận, nên cần bổ sung cho phép bị cáo cũng có quyền này.
Trong thực tiễn, những người khuyết tật, câm, điếc… không thể tự mình đọc, ghi chép hồ sơ mà phải thực hiện quyền này thông qua người đại diện. Hiện chúng ta chưa có điều kiện như có chữ nổi để cho người mù tiếp cận hồ sơ, nên đại biểu đề nghị phải quy định quyền này cho cả người đại diện của bị can, bị cáo trong trường hợp bị can, bị cáo không tự thực hiện được quyền này.
Đồng tình luật hóa biện pháp điều tra đặc biệt, các nhóm tội được áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt theo dự thảo, nhưng đại biểu đề nghị quy định cụ thể, chặt chẽ thủ tục, thẩm quyền quyết định, giám sát việc thực hiện các biện pháp đặc biệt, quy định rõ khung thời gian thực hiện…
Đánh giá cao dự thảo Bộ luật đã bổ sung cho bị can quyền quan trọng này, đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình) khẳng định đây là đổi mới rất quan trọng của dự thảo Bộ luật nhằm thể chế hóa yêu cầu của Hiến pháp năm 2013.
Về phạm vi tài liệu được đọc tại Điều 59 dự thảo quy định bị can có quyền đọc, ghi chép bản sao tài liệu đã được số hóa, liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa. Theo quy định này, phạm vi tài liệu mà bị can được đọc là rất rộng.
Đại biểu Hương Thủy nêu thực tế có những vụ án lớn, tài liệu rất nhiều, để bảo đảm an toàn hồ sơ vụ án và tạo điều kiện thuận lợi cho bị can tiếp cận tài liệu thì ngay sau khi Quốc hội thông qua Bộ luật Tố tụng Hình sự, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ giao các cơ quan tư pháp thực hiện đề án số hóa hồ sơ vụ án, nhằm triển khai thuận lợi những quy định của bộ luật.
Quy định các biện pháp điều tra tố tụng hình sự đặc biệt
Nhiều ý kiến cho rằng quy định các biện pháp điều tra tố tụng hình sự đặc biệt là cần thiết để bảo đảm tôn trọng quyền con người, quyền công dân theo yêu cầu của Hiến pháp, đồng thời tạo điều kiện cho Cơ quan điều tra chủ động thu thập chứng cứ, xác định đối tượng tình nghi phạm tội trong quá trình điều tra các vụ án phức tạp, có tổ chức, đặc biệt nghiêm trọng để tránh nhầm lẫn thì không nên quy định cả biện pháp nghiệp vụ trinh sát thông thường là biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Giải trình rõ hơn về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ quy định của dự thảo về đối tượng, thẩm quyền áp dụng các biện pháp này và chỉ nên quy định 3 biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trực tiếp liên quan đến hạn chế quyền con người, quyền công dân gồm: Ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.
Đại biểu Đỗ Kim Tuyến cho rằng, việc áp dụng biện pháp trinh sát đặc biệt là công cụ hữu hiệu trong đấu tranh với tội phạm, phải áp dụng từ khi có tin báo hành vi phạm tội. Đại biểu đồng tình phải quy định chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp này nhưng cũng phải linh hoạt, nhanh nhạy để đáp ứng yêu cầu, vì trong thực tiễn có những đối tượng sử dụng cùng lúc hàng chục sim điện thoại, nhiều phương tiện, thay đổi liên tục, nên nếu phê chuẩn áp dụng một biện pháp thì sẽ rất khó cho điều tra.
Nhiều nội dung khác về quyền của bị can đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án; bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can; biện pháp điều tra tố tụng hình sự đặc biệt đã được các đại biểu đóng góp ý kiến cụ thể.
Trên cơ sở các ý kiến đại biểu Quốc hội đóng góp tại phiên thảo luận, Ban soạn thảo sẽ hoàn thiện dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này./.
Nhật Bản chia sẻ lập trường bảo đảm hòa bình ở Biển Đông của Việt Nam  (06/11/2015)
Việt Nam ủng hộ tăng quan hệ hợp tác địa phương với Trung Quốc  (06/11/2015)
Đức sẽ tiếp tục tài trợ để phát triển trường Đại học Việt - Đức  (06/11/2015)
Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược song phương Việt Nam - Italy  (06/11/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội đàm với Tổng thống Italy  (06/11/2015)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Quốc hội Việt Nam  (06/11/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên