Ngoại trưởng ASEM hoan nghênh đề xuất của Việt Nam về Biển Đông
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN có mặt tại Luxembourg đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Đánh giá về ý nghĩa cũng như kết quả Hội nghị, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết Hội nghị đã ra Tuyên bố chung với những định hướng và biện pháp cụ thể với thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm đưa hợp tác Á - Âu đi vào chiều sâu và hiệu quả, nâng cao vị thế và tầm đóng góp của ASEM vào các nỗ lực chung của toàn cầu trong thập niên phát triển mới.
Các bộ trưởng nhất trí tăng cường phối hợp, chung tay cùng cộng đồng quốc tế trong năm 2015 - năm hành động toàn cầu vì phát triển bền vững, thiết thực, đáp ứng mong đợi của người dân. Hội nghị cũng nhất trí thúc đẩy đối thoại ASEM về phát triển bền vững, triển khai Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, trong đó có xóa đói, giảm nghèo, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh lương thực, quản lý nguồn nước, hỗ trợ xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ cho các thành viên đang phát triển.
Bên cạnh đó, các bộ trưởng đã đạt thỏa thuận toàn cầu mới về hợp tác giảm thiểu rủi ro về thiên tai. Điều này rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gây ra những ảnh hưởng lớn cho phát triển kinh tế và đời sống xã hội các nước.
Bên cạnh đó, Hội nghị đã nhấn mạnh sự tăng cường kết nối Á - Âu trên cả 3 phương diện: kết cấu hạ tầng, thể chế và con người nhằm phục hồi kinh tế, hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững và đồng đều, đáp ứng tốt nhất lợi ích của người dân. Tại Hội nghị, các bộ trưởng đã bàn và đưa vào Tuyên bố chung khả năng thành lập Nhóm làm việc về kết nối để đề xuất các nội hàm và biện pháp cụ thể nhằm kết nối các nền kinh tế với nhau, kể cả giữa Á và Âu cũng như trong từng khu vực và giữa các tiểu vùng, đặc biệt là Mekong-Danub, trong đó tập trung vào kết nối kết cấu hạ tầng, giúp đỡ Việt Nam và các quốc gia kém phát triển hơn trong ASEM.
Hội nghị đã nhất trí khởi động lại Cuộc họp các quan chức cao cấp về thương mại và đầu tư (SOMTI), coi đây là bước quan trọng làm sống động hợp tác kinh tế bị chững lại trong 10 năm qua.
Tại Hội nghị, các bộ trưởng đã trao đổi những vấn đề quốc tế và khu vực, gia tăng ứng phó với các vấn đề toàn cầu, bảo đảm môi trường chung hòa bình, ổn định để ASEM phát triển lâu dài. Các bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng phải duy trì an ninh và an toàn hàng hải, kiềm chế không tiến hành các hoạt động đơn phương, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Liên quan đến những đóng góp của Việt Nam tại Hội nghị lần này, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi đối với sáng kiến “Quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai: sáng tạo và công nghệ vì phát triển bền vững, tự cường”, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Các sáng kiến của Việt Nam về xóa đói, giảm nghèo, đào tạo kỹ năng chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh cũng được các thành viên cam kết tiếp tục triển khai trong năm 2016. Bảy nước tham dự Hội nghị đã đồng ý bảo trợ cho sáng kiến này.
Ngoài ra, các thành viên cũng đánh giá cao những đề xuất thiết thực của Việt Nam nhằm nâng tầm đóng góp của ASEM vào nỗ lực chung về thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối tiểu vùng Mekong, cách tiếp cận mới và sáng tạo về phát triển bền vững, an ninh lương thực, nguồn nước, năng lượng, tăng cường sự tham gia và đóng góp của các doanh nghiệp.
Hội nghị hoan nghênh đề xuất của Việt Nam về sự cần thiết và cấp bách của việc tăng cường đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin chiến lược nhằm duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở Đông Nam Á, trong đó có Biển Đông, góp phần quan trọng thúc đẩy xu thế hợp tác, liên kết và thịnh vượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh việc Việt Nam khởi xướng và đi đầu thúc đẩy triển khai nhiều sáng kiến hợp tác trong khuôn khổ ASEM trong thời gian qua và tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần này góp phần mang lại vị thế mới cho đất nước./.
Lãnh đạo Hà Nội đặt hoa kỷ niệm 98 năm Cách mạng Tháng Mười  (07/11/2015)
Tổng thống Iceland kết thúc thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam  (07/11/2015)
Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 10  (06/11/2015)
Nhật Bản chia sẻ lập trường bảo đảm hòa bình ở Biển Đông của Việt Nam  (06/11/2015)
Việt Nam ủng hộ tăng quan hệ hợp tác địa phương với Trung Quốc  (06/11/2015)
Đức sẽ tiếp tục tài trợ để phát triển trường Đại học Việt - Đức  (06/11/2015)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm