Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ II, năm 2014
22:39, ngày 14-11-2014
Sáng 14-11, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ II, năm 2014.
Đại diện Ủy Ban Dân tộc, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, lãnh đạo tỉnh Hòa Bình và 250 đại biểu đại diện đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã tham dự Đại hội.
Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng và đánh giá cao những thành tựu, đóng góp to lớn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình nói chung, đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh nói riêng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên cần phải nắm vững đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác dân tộc; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc, trong đó tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược về công tác dân tộc đến năm 2020.
Đồng thời cần huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số, trước hết là giao thông, điện, trường học, trạm y tế, các công trình nước sinh hoạt.
Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các xã vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn; tập trung khắc phục tình trạng thiếu vốn, đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt... cho đồng bào dân tộc thiểu số; áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập.
Phó Thủ tướng lưu ý tỉnh thực hiện tốt chương trình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng gắn với bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số; bảo đảm tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị các cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương...
Thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số trong giai đoạn 2009-2014 bằng nguồn vốn của Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với số tiền 539.663 triệu đồng tỉnh Hòa Bình đã đầu tư xây dựng 1.815 công trình cơ sở hạ tầng cho các xã và xóm đặc biệt khó khăn; đầu tư hỗ trợ 113.324 triệu đồng hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, máy móc thiết bị sản xuất nông, lâm nghiệp, các mô hình sản xuất.
Ngoài ra, tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng 59 công trình nước sinh hoạt; ba dự án tái định cư tập trung; hỗ trợ 65.798 triệu đồng cho 181.356 hộ thuộc diện nghèo tại vùng khó khăn về giống phục vụ sản xuất nông nghiệp, giấy vở cho học sinh.
Với chủ đề Đại hội “Cộng đồng các dân tộc tỉnh Hòa Bình bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh cùng cả nước phát triển”, các đại biểu dự họp đã thông qua Quyết tâm thư gửi Trung ương Đảng và Chính phủ phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh gắn với chính sách dân tộc của Đảng./.
Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng và đánh giá cao những thành tựu, đóng góp to lớn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình nói chung, đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh nói riêng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên cần phải nắm vững đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác dân tộc; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc, trong đó tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược về công tác dân tộc đến năm 2020.
Đồng thời cần huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số, trước hết là giao thông, điện, trường học, trạm y tế, các công trình nước sinh hoạt.
Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các xã vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn; tập trung khắc phục tình trạng thiếu vốn, đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt... cho đồng bào dân tộc thiểu số; áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập.
Phó Thủ tướng lưu ý tỉnh thực hiện tốt chương trình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng gắn với bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số; bảo đảm tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị các cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương...
Thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số trong giai đoạn 2009-2014 bằng nguồn vốn của Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với số tiền 539.663 triệu đồng tỉnh Hòa Bình đã đầu tư xây dựng 1.815 công trình cơ sở hạ tầng cho các xã và xóm đặc biệt khó khăn; đầu tư hỗ trợ 113.324 triệu đồng hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, máy móc thiết bị sản xuất nông, lâm nghiệp, các mô hình sản xuất.
Ngoài ra, tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng 59 công trình nước sinh hoạt; ba dự án tái định cư tập trung; hỗ trợ 65.798 triệu đồng cho 181.356 hộ thuộc diện nghèo tại vùng khó khăn về giống phục vụ sản xuất nông nghiệp, giấy vở cho học sinh.
Với chủ đề Đại hội “Cộng đồng các dân tộc tỉnh Hòa Bình bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh cùng cả nước phát triển”, các đại biểu dự họp đã thông qua Quyết tâm thư gửi Trung ương Đảng và Chính phủ phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh gắn với chính sách dân tộc của Đảng./.
"Chính phủ Việt Nam ủng hộ hợp tác dầu khí PVN - Gazprom Neft"  (14/11/2014)
Hội nghị hợp tác trong lĩnh vực đầu tư sản xuất điện  (14/11/2014)
Phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân cho 39 nhà giáo  (14/11/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên