Phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân cho 39 nhà giáo
22:04, ngày 14-11-2014
Kế thừa truyền thống "tôn sư, trọng đạo" tốt đẹp của dân tộc, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, ngày 13-11, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 và trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã đến dự.
Tại buổi lễ long trọng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận phát biểu nêu rõ từ năm 1988 - 2012, qua 12 đợt xét, Chủ tịch nước đã phong tặng 528 Nhà giáo nhân dân và hơn 6.700 Nhà giáo ưu tú.
Riêng năm 2014, Chủ tịch nước đã ký Quyết định phong tặng 39 Nhà giáo nhân dân và 680 Nhà giáo ưu tú.
Trong số 39 Nhà giáo nhân dân được phong tặng lần này có hai nhà giáo là nữ; sáu nhà giáo đang công tác tại các trường phổ thông và 33 nhà giáo ở các cơ sở giáo dục đại học.
Nhà giáo Nhân dân cao tuổi nhất năm nay là giáo sư Lê Quang Long công tác tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 95 tuổi.
Trong số 680 nhà giáo ưu tú được phong tặng có 288 nhà giáo là nữ; 19 nhà giáo là người dân tộc; 432 nhà giáo đang làm việc tại các trường phổ thông, 248 nhà giáo đang công tác tại các cơ sở giáo dục đại học.
Nhà giáo ưu tú trẻ tuổi nhất năm nay là cô giáo Mai Thị Thắm, tỉnh Bình Phước, 34 tuổi.
Đây là những cá nhân tiêu biểu, có nhiều thành tích xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành giáo dục và xã hội.
Chúc mừng các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục đào tạo, đặc biệt là các Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú vinh dự nhận danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ, “tôn sư trọng đạo” là truyền thống quý báu của dân tộc ta được hình thành, vun đắp, trao truyền qua các thế hệ, góp phần tạo nên nền văn hiến Việt Nam.
Biểu dương những thành tích và đóng góp to lớn của các thế hệ thầy giáo, cô giáo vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Chủ tịch nước khẳng định năm nay là năm thứ hai toàn Đảng, toàn dân cùng với ngành giáo dục - đào tạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Ngành Giáo dục đã có nhiều đổi mới công tác quản lý, nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực, tư duy sáng tạo của người học; đổi mới việc thi, tuyển, đánh giá kết quả giáo dục, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.
Nhiều chính sách cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên nghèo, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng chính sách được bổ sung để tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển.
Chủ tịch nước đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chú trọng chỉ đạo có hiệu quả công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, thường xuyên chăm lo việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người thầy giáo, để người thầy giáo thực sự là những tấm gương sáng cho học trò noi theo, nhân tố quyết định giúp ngành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó.
Chia sẻ với những khó khăn của các thầy giáo, cô giáo, Chủ tịch nước mong muốn các thầy giáo, cô giáo tiếp tục cố gắng hơn nữa, cùng với toàn Đảng, toàn dân vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đưa dân tộc ta sớm đến “Đài vinh quang” sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong ước.
Chủ tịch nước đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, gia đình và xã hội tiếp tục quan tâm, chăm lo nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục; quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện tốt nhất để các thầy giáo, cô giáo hoàn thành sứ mệnh vẻ vang.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao tặng hoa và danh hiệu cho 39 Nhà giáo nhân dân, 12 thầy, cô giáo tiêu biểu, đại diện cho 680 Nhà giáo ưu tú về tham dự chương trình./.
Tại buổi lễ long trọng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận phát biểu nêu rõ từ năm 1988 - 2012, qua 12 đợt xét, Chủ tịch nước đã phong tặng 528 Nhà giáo nhân dân và hơn 6.700 Nhà giáo ưu tú.
Riêng năm 2014, Chủ tịch nước đã ký Quyết định phong tặng 39 Nhà giáo nhân dân và 680 Nhà giáo ưu tú.
Trong số 39 Nhà giáo nhân dân được phong tặng lần này có hai nhà giáo là nữ; sáu nhà giáo đang công tác tại các trường phổ thông và 33 nhà giáo ở các cơ sở giáo dục đại học.
Nhà giáo Nhân dân cao tuổi nhất năm nay là giáo sư Lê Quang Long công tác tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 95 tuổi.
Trong số 680 nhà giáo ưu tú được phong tặng có 288 nhà giáo là nữ; 19 nhà giáo là người dân tộc; 432 nhà giáo đang làm việc tại các trường phổ thông, 248 nhà giáo đang công tác tại các cơ sở giáo dục đại học.
Nhà giáo ưu tú trẻ tuổi nhất năm nay là cô giáo Mai Thị Thắm, tỉnh Bình Phước, 34 tuổi.
Đây là những cá nhân tiêu biểu, có nhiều thành tích xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành giáo dục và xã hội.
Chúc mừng các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục đào tạo, đặc biệt là các Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú vinh dự nhận danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ, “tôn sư trọng đạo” là truyền thống quý báu của dân tộc ta được hình thành, vun đắp, trao truyền qua các thế hệ, góp phần tạo nên nền văn hiến Việt Nam.
Biểu dương những thành tích và đóng góp to lớn của các thế hệ thầy giáo, cô giáo vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Chủ tịch nước khẳng định năm nay là năm thứ hai toàn Đảng, toàn dân cùng với ngành giáo dục - đào tạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Ngành Giáo dục đã có nhiều đổi mới công tác quản lý, nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực, tư duy sáng tạo của người học; đổi mới việc thi, tuyển, đánh giá kết quả giáo dục, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.
Nhiều chính sách cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên nghèo, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng chính sách được bổ sung để tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển.
Chủ tịch nước đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chú trọng chỉ đạo có hiệu quả công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, thường xuyên chăm lo việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người thầy giáo, để người thầy giáo thực sự là những tấm gương sáng cho học trò noi theo, nhân tố quyết định giúp ngành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó.
Chia sẻ với những khó khăn của các thầy giáo, cô giáo, Chủ tịch nước mong muốn các thầy giáo, cô giáo tiếp tục cố gắng hơn nữa, cùng với toàn Đảng, toàn dân vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đưa dân tộc ta sớm đến “Đài vinh quang” sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong ước.
Chủ tịch nước đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, gia đình và xã hội tiếp tục quan tâm, chăm lo nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục; quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện tốt nhất để các thầy giáo, cô giáo hoàn thành sứ mệnh vẻ vang.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao tặng hoa và danh hiệu cho 39 Nhà giáo nhân dân, 12 thầy, cô giáo tiêu biểu, đại diện cho 680 Nhà giáo ưu tú về tham dự chương trình./.
Thông qua Danh sách những người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm  (14/11/2014)
Đồng chí Lê Hồng Phong - Người Cộng sản kiên cường  (14/11/2014)
Đồng chí Lê Hồng Phong - Người Cộng sản kiên cường  (14/11/2014)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Đại sứ Hy Lạp chào từ biệt  (13/11/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên