Đấu tranh hiệu quả với tội phạm rửa tiền
Ngày 23-8, Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền đã họp đánh giá công tác phòng, chống rửa tiền và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động này, cũng như việc hướng dẫn thực hiện Luật phòng, chống rửa tiền vừa được Quốc hội thông qua. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tổng số giao dịch đáng ngờ trong năm 2012 là hơn 50.933 tỷ đồng (bao gồm cả các đồng tiền khác đã được quy đổi).
Ngân hàng Nhà nước đã cung cấp 165 báo cáo để chuyển cơ quan công an và cơ quan thanh tra chuyên ngành để xem xét, xác minh, trong đó số báo cáo gửi cho cơ quan công an là 160 báo cáo.
Không chỉ chủ động phát hiện các giao dịch đáng ngờ về rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước còn tiếp nhận 50 văn bản từ các cơ quan thực thi pháp luật đề nghị rà soát, cung cấp thông tin liên quan đến hàng chục bị can hoặc đối tượng đấu tranh trong các vụ án hình sự.
Kết quả làm việc của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố cũng phát hiện và làm rõ nhiều sai phạm của cá nhân, tổ chức có liên quan đến hành vi rửa tiền.
Tại cuộc họp, các ý kiến phát biểu đều khẳng định phát hiện và xử lý hành vi rửa tiền là đòi hỏi xuất phát từ nội tại của nước ta. Bên cạnh đó, từ khi Quốc hội khoá XIII thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền sẽ càng củng cố và tạo thuận lợi cho Việt Nam thực hiện tốt hơn công việc này.
Ngay sau khi Quốc hội thông qua Luật, Thủ tướng Chính phủ đã lập Kế hoạch hành động quốc gia về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố vào tháng 10-2012. Các bộ, ngành cũng triển khai tích cực các nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, đánh giá kết quả này, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng vẫn còn nhiều việc mà các bộ, ngành cần tiếp tục thực hiện để cụ thể hóa các cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền để thực thi trong điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta, đồng thời đảm bảo hội nhập với thế giới để đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này.
Một số quy định của các cam kết quốc tế mà hiện nay ta đang tìm cách thực hiện cho phù hợp với quy định trong nước là việc hình sự hóa pháp nhân, việc xử lý, phong tỏa tài sản của cá nhân, tổ chức…
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã đồng tình với một số ý kiến của thành viên Ban Chỉ đạo về tăng cường nhận thức của các cấp ngành trong tham mưu, chỉ đạo việc đấu tranh với loại tội phạm này./.
Kết thúc Hội thao Ngành Kiểm tra Đảng Khu vực miền Trung - Tây Nguyên  (23/08/2013)
Cơ sở khoa học xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam - Phiên bản 2015  (23/08/2013)
Phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói, giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (23/08/2013)
Về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam  (23/08/2013)
ASEAN kỷ niệm trọng thể 46 năm thành lập Hiệp hội  (23/08/2013)
Số doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam đang tăng bền vững  (23/08/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên