"Thực hiện giải pháp đổi mới toàn diện Vietinbank"
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Phó Thủ tướng Lào Somsavad Lengsavath cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và địa phương đã đến dự.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, sự đóng góp to lớn và những thành tích xuất sắc của các thế hệ cán bộ, người lao động Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam đã đạt được trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển 25 năm qua.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, bước vào giai đoạn phát triển mới, trong bối cảnh có nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn thách thức, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam phải cùng với ngành Ngân hàng và cả nước phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, thực hiện mục tiêu đã được Đảng xác định là tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, để đóng góp có hiệu quả vào thực hiện nhiệm vụ phát triển đất nước trong giai đoạn mới, hệ thống ngân hàng phải thực sự là công cụ hữu hiệu trong điều tiết vĩ mô, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững với mục tiêu xây dựng một hệ thống ngân hàng hiện đại, an toàn và hiệu quả, phù hợp với xu hướng điều chỉnh của các thể chế tài chính trên toàn cầu.
Theo đó, cần tiếp tục hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý; phát triển dịch vụ; nâng cao hơn nữa hiệu quả điều hành chính sách; quản lý thị trường tiền tệ, ngoại hối nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và góp phần tăng trưởng kinh tế; tăng cường công tác thanh tra, giám sát và áp dụng các chuẩn mực mới phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển an toàn, bền vững hệ thống tổ chức tín dụng.
Trước mắt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngành ngân hàng cần kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa để triển khai có hiệu quả các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến của thị trường nhằm giảm mặt bằng lãi suất hợp lý, phấn đấu đạt mức tăng trưởng tín dụng 12% cả năm 2013; tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên; bảo đảm ổn định tỷ giá và giá trị tiền đồng Việt Nam; triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm ổn định thị trường vàng, chống vàng hóa và huy động nguồn lực vàng cho phát triển kinh tế.
Ngành ngân hàng cần phát huy hơn nữa vai trò và tác dụng thực tế của chính sách tín dụng trong việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; nhất là khó khăn, vướng mắc về các thủ tục hành chính liên quan đến xử lý nợ xấu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn; đồng thời tiếp tục thực hiện lộ trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng theo Đề án và các phương án đã được phê duyệt; nâng cao chất lượng tín dụng, sắp xếp lại mạng lưới, tăng vốn điều lệ, cải thiện năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng; thoái vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tại tổ chức tín dụng.
Ngành cần hoàn thiện quy chế an toàn hoạt động ngân hàng và tăng cường thanh tra, giám sát, bảo đảm an toàn cho từng tổ chức tín dụng và toàn hệ thống; chú trọng hơn nữa công tác phát triển nguồn nhân lực; có chính sách thu hút nhân tài, chế độ đãi ngộ, đào tạo hợp lý để đội ngũ cán bộ ngành ngân hàng lớn mạnh cả số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao.
Với tinh thần chung như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ngành ngân hàng phải quán triệt sâu sắc tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, trước hết là Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu...
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam cần cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch hành động của mình, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra với cách làm và các giải pháp phù hợp, sáng tạo - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo.
Bên cạnh đó, triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015,” trong đó Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam cần tập trung, quyết liệt thực hiện các giải pháp đổi mới toàn diện nhằm nâng cao vai trò, vị trí chủ lực, chủ đạo của Vietinbank trong hệ thống các tổ chức tín dụng; phấn đấu đưa VietinBank thành ngân hàng thương mại có quy mô lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả và có năng lực quản trị tiên tiến, khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế, đạt trình độ khu vực về quy mô, quản trị, công nghệ và khả năng cạnh tranh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ đạo ngân hàng thực hiện các biện pháp nhằm tăng nhanh quy mô và năng lực tài chính, nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu; đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế tiên tiến, đặc biệt tăng cường hiện đại hóa hệ thống quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ; phát triển dịch vụ ngân hàng mới và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, đồng thời hỗ trợ quản trị ngân hàng có hiệu quả; đẩy mạnh tái cấu trúc, hoàn thiện, chuẩn hóa mô hình tổ chức, xây dựng chiến lược kinh doanh mới, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đa dạng hóa các phương thức huy động vốn, tập trung ưu tiên vốn tín dụng cho các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, như phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp sản xuất - chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm góp phần cơ cấu lại nền kinh tế...
Trong suốt chặng đường 25 năm qua, VietinBank đã không ngừng lớn mạnh.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tổ chức mới hình thành, cơ sở vật chất thiếu thốn, phương tiện làm việc nghèo nàn, cơ chế quản lý sơ khai, nghiệp vụ kinh doanh còn đơn giản, sản phẩm và dịch vụ còn hạn chế... song với ý chí quyết tâm và chủ động, sáng tạo của tập thể Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên toàn hệ thống, VietinBank đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức và những hạn chế yếu kém của mình, từng bước củng cố, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, bảo đảm an toàn, hiệu quả, tích cực đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, từng bước tham gia cạnh tranh trên thị trường và đã ngày càng đạt nhiều kết quả tích cực, tạo được đà phát triển vững mạnh hơn cho những năm tiếp theo.
Từ năm 2008, VietinBank đã thực hiện tái cấu trúc đồng bộ, từ mô hình tổ chức, con người, hệ thống cơ chế chính sách, công tác quản trị điều hành, phát triển hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và cơ sở vật chất hiện đại... hướng tới thông lệ, chuẩn mực và tích cực hội nhập quốc tế, phù hợp với điều kiện và đặc thù của Việt Nam.
Đặc biệt, sau 4 năm thực hiện cổ phần hóa, VietinBank đã đổi mới mạnh mẽ, không ngừng phát triển sản phẩm và mở rộng mạng lưới hoạt động ở cả trong và ngoài nước; chủ động và tích cực hội nhập, đã thành công trong hợp tác đầu tư quốc tế với sự tham gia của nhiều đối tác chiến lược lớn, có uy tín ở nước ngoài và đã trở thành ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Hiện VietinBank đã trở thành hệ thống có quy mô lớn mạnh, mạng lưới rộng khắp với 160 Sở giao dịch, Chi nhánh, công ty con và trên 1.000 Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm ở trong nước và 3 chi nhánh tại nước ngoài. Đến cuối năm 2012, Tổng tài sản của VietinBank vượt 503.000 tỷ đồng, bình quân tăng trưởng 34%/năm, gấp 701 lần ngày đầu thành lập; Dư nợ tín dụng và đầu tư đạt gần 470.000 tỷ đồng, gấp gần 800 lần (777 lần) so với ngày mới thành lập.
VietinBank đã khẳng định được vị trí và chỗ đứng của mình trong hệ thống các ngân hàng thương mại hiện nay tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, VietinBank còn là một đơn vị đi đầu trong việc thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội và phúc lợi xã hội trên phạm vi cả nước, thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo, từ thiện xã hội, tài trợ cho giáo dục, y tế, ủng hộ đồng bào lũ lụt, xây nhà tình nghĩa, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng các công trình tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sỹ và hàng nghìn nghĩa cử cao đẹp khác thể hiện tinh thần tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn, đề cao trách nhiệm với cộng đồng, xã hội và người dân./.
Việt Nam giành 7 chứng chỉ nghề xuất sắc tại Leipzig  (08/07/2013)
Nhật thặng dư tài khoản vãng lai bốn tháng liên tiếp  (08/07/2013)
Ngày 10-7 khai mạc phiên họp thứ 19 Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (08/07/2013)
Việt - Lào hoàn thành tăng dày, tôn tạo mốc biên giới  (08/07/2013)
Hãy cảnh giác với luận điệu “phi chính trị hóa" quân đội hiện nay  (08/07/2013)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 01 đến ngày 07-7-2013  (08/07/2013)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên